K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2020

+Học hỏi những người xung quanh 

+Không gây xích mích , đánh nhau 

+Không phân biệt giới tính

+Tôn trọng, học hỏi nền văn hóa các nước xung quanh ta.,...

18 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Từ rất lâu đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non song đất nước.

Song nhận thức này qua hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế có nhiều thay đổi, thời kỳ hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai trò từ các cấp,các ngành, các tổ chức, cơ quan thôi chưa đủ mà còn phải xuất phát từ nhận thức của thế hệ trẻ.

Muốn xây dựng, muốn trả lời được về Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là như thế nào? Thì trước tiên đối với công cuộc xây dựng tổ quốc thanh niên cần phải:

– Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

– Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.

– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…

– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ Tổ quốc

Trải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì Việt Nam ta càng thấy rõ Lòng yêu nước chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt Nam mới có thể chiến thắng được mọi ách của giặc ngoại xâm. Từ đó, chúng tôi nghĩ mỗi người cần có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước.

Lòng yêu nước tại thời bình thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là:

– Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.

– Là người con Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.

– Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.

– Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ.

Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi chúng ta để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó chúng ta sẽ ý thức được Trách nhiệm của thanh niên, học sinh hiện nay là:

– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.

– Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…

– Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

– Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

28 tháng 4 2017

trách nhiệm của công dân

-mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật nhà nước

31 tháng 1 2020

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

-Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị; Rèn luyện sức khoẻ và các kĩ năng, phát triển năng lực.

-Tham gia lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội để bảo vệ và phát triển đất nước.

-Thanh niên phải là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích trong sự nghiệp đó.

trách nhiệm của công dân trong xã hội CN hóa ngày nay là:
-Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

-Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.

-Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học -công nghệ hiện đại.

9 tháng 5 2019

a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

Nhà nước và mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, học tập làm việc tốt, nâng cao lòng nhân ái, phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức thật tốt góp phần xây dựng nước Việt
Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh:
Trách nhiệm của nhà nước:
Theo điều 3 Hiến pháp 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”.
Theo điều 28 của Hiến pháp “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Điều 52 Hiến pháp “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”.
Điều 57 “ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.
Điều 63 “ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Điều 64 “ Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới”.
Điều 68 “ Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc”.
Trách nhiệm của mỗi người dân:
Điều 15 “ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”.
Điều 44 “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”.
Điều 46 của Hiến pháp “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”.
Điều 47 “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”…..

Bạn ơi hơi dài nhé!haha

9 tháng 5 2017

camon p nha :>>>>>>

16 tháng 5 2020

nau la vua trieu nguyen , em se lm j ?

Nếu là vua trong triều Nguyễn, em sẽ đề xuất thay đổi chính quyền quan lại phong kiến, cơ cấu lại quân đội. Em sẽ đề xuất chính sách ngoại giao mềm mỏng với các nước, mở cửa biển cho tự do buôn bán, gỡ lệnh cấm vận

Khi Pháp xâm lược lực lượng của chúng ta yếu, vũ khí thô sơ, vì thế để thắng quân xâm lược cần tìm ra điểm yếu, lợi dụng lúc giặc bị phân tán thì mới đánh. Ví dụ năm 1896 khi phần lớn quân Pháp được điều động sang Trung Quốc, chỉ còn khoảng 1.000 quân đóng ở Gia Định và rải rác một số nơi. Nếu Nguyễn Tri Phương khi đó nhìn thấy được điều này và tấn công thì cục diện đã thay đổi

16 tháng 5 2020

Trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn chỉ sau một thời kỳ ngắn lãnh đạo nhân dân để chiến đấu rõ ràng không ngoài mục đích giữ ngai vàng của dòng họđã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa để có thể đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước ngày càng phát triển do hàng loạt chính sách sai lầm của nhà cầm quyền, triệt để bóc lột nhân dân đến xương tủy để phục vụ cho cuộc sống xa hoa phung phí của bè lũ, kết hợp với thẳng tay đàn áp nhân dân các địa phương.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân…

Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

Ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.

14 tháng 9 2018

cha mẹ là người yêu ta nhất,bổn p của con cái:

-yêu mến cha mẹ,bt vâng lời.

ko cãi ngang cãi dọc khi mk sai

lm cho cha mẹ vui,đửng lúc nào cx game lm cha mẹ buồn