K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ tròn vành vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh của lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.

20 tháng 12 2016

*hai khổ thơ cuối bạn xem trong sgk

*về nội dung và nghệ thuật:

-trong hai khổ thơ cuối:

+ Khổ 1 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể… Lời thơ vẫn tiếp tục giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

+ Khổ 2 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hửng và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn .

– Hai khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Hai khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Hai khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư hai của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.

19 tháng 12 2016

câu 2 là nêu ý nghĩa nhan để hả bạn

 

5 tháng 9 2021

Ngu

5 tháng 9 2021

ko spam!

30 tháng 12 2020

a)Tác giả:Nguyễn Duy

_Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ đc viết năm 1973 khi tác gải đang kháng chiến

b)Chữ mặt thứ nhất là nghĩa gốc sau là nghĩa chuyển

c)ND:Ánh trăng nghiêm khắc,nhắc nhở con người lối sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ

d)Các phép tu từ:So sánh-như,nhân hóa-ánh trăng im phăng phắc

27 tháng 5 2017

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?Câu 4: Học...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?

Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).

Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?

Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa bài.

Câu 5: Dựa vào văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam, hãy cho biết vì sao Cốm được xem là một thứ sản vật mang đậm nét văn hóa?

Mn giúp em/mih vs ạ

Mai là em phải nộp rồi khocroi

1
5 tháng 1 2022

mn giúp em/mih vs ạ

cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )

: Trong bài thơ “ Việt Bắc ” , nhà thơ Tố Hữu đã viết : Mình về thành phố xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng ? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rừng 1. Ở bài “ Ánh trăng ” cũng có một khổ thơ có nội dung tương tự , hãy chép chính xác khổ thơ đó . 2. Từ ngữ nào trong khổ thơ em vừa chép và trong những câu thơ sau “ Hồi nhỏ sống với đồng với...
Đọc tiếp
: Trong bài thơ “ Việt Bắc ” , nhà thơ Tố Hữu đã viết : Mình về thành phố xa xôi Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng ? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rừng 1. Ở bài “ Ánh trăng ” cũng có một khổ thơ có nội dung tương tự , hãy chép chính xác khổ thơ đó . 2. Từ ngữ nào trong khổ thơ em vừa chép và trong những câu thơ sau “ Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bê / hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ ” là dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt tự sự ? Phương thức biểu đạt ấy có vai trò gì trong bài thơ ? 3. Một trong những yếu tố khiến “ bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ ” đó là sự xuất hiện tình huống của câu chuyện . Theo em , đó là tình huống nào ? Tình huống này có tác dụng gì trong việc diễn tả mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình ? 4. Giải thích nghĩa của từ “ thình lình , đột ngột ” . Việc sử dụng những từ này có tác dụng gì trong việc miêu tả sự việc và gợi tả cảm xúc của nhân vật trừ tình ?
0
10 tháng 11 2018

"vầng trăng" là hình ảnh được nhân hóa trở thành người bạn đồng hành "tri kỷ" của nhân vật trữ tình trong nhiều hình ảnh cuộc sống. 
"ánh trăng" là hình ảnh được ẩn dụ mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lý. Trong đó, quang trọng là sự soi chiếu ám ảnh. 
đến cuối bài thơ lại dùng từ ánh trăng để nhìn nhận soi chiếu lại những quá khứ và bản thân mình như muốn tự trách mình đã có lỗi với "trăng". 
trong cả bài thơ tác giả dùng từ vầng trăng vì chỉ xem trăng như người bạn tri kĩ và vì lúc đó nhân vật trữ tình chưa nhận ra lỗi lầm của mình. 

*** cho bạn thêm vài câu hỏi liên quan nữa này 
@ hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình" giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ 
$ trong cuộc đời khi nào con người nên có những lúc giật mình như thế. 
% em hãy lý giải những vấn đề nêu trên thành một bài văn 

@ +nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế, sâu xa. 
+ nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận soi chiếu lại mình. 
+ nhân vật trữ tình sống ân tình ân nghĩa, là người đã trải qua nhiều biến động của cuộc đời, dẫu có lúc đã lãng quên song không hề thay đổi bản chất. 
$ con người nên có những lúc giật mình trước khi, trong khi và cả sau khi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng. 
+ con người phải nên có những lúc giật mình như thế trước mọi biến động của xã hội và bản thân để điều chỉnh và hoàn thiện mình hơn.

10 tháng 11 2018

Ánh trăng được xem là một đề tài quen thuộc của thơ ca từ bấy đến giờ nên lấy nó đật làm đề bài cũng phải.Còn nữa 

có vầng trăng thì mới có ánh trăng.Tác giả sử dùng vầng trăng xuyên suốt bài đề chỉ về 1 hình ảnh của thiên nhiên 

khoáng đạt,hồn nhiên,tươi mát.Để rồi ở khổ thơ cuối nhà thơ dùng từ ánh trăng là ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh 

vầng trăng.''Ánh trăng im phăng phắc'',phép nhân hoá khiến vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể,một người bạn,một 

nhân chứng rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ,sống ân 

nghĩa thuỷ chung.

Khổ 1 là H/a ông đồ vào ngày hoa đào nở như quá quen thuộc

Khổ 2 là Cảm nhận của người thuê ông đồ viết

Khổ ba là Kể vầ mỗi năm trở về sau lại càng vắng, vươi đi người thuê viết

Khổ 4 là kể về cảnh tượng mùa xuân vs ông đồ già nhưng ko còn nhiều khách như trc nữa

Khổ 5 là mùa xuân đào vẫn nở nhưng lại chẳng thấy ông đồ xưa còn đâu nữa

7 tháng 5 2021

Khổ 4 là kể về cảnh tượng mùa xuân vs ông đồ già nhưng ko còn nhiều khách như trc nữa

Khổ 5 là mùa xuân đào vẫn nở nhưng lại chẳng thấy ông đồ xưa còn đâu nữa