K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2017

- Tâm hồn nhạy cảm, phong phú. Những điều cô cùng ông hoạ sĩ nghe anh thanh niên nói, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy …. Đã khiến cô bàng hoàng, bàng hoàng nhận ra nhiều điều (sgk)

Cô lên công tác để chia tay mối tình nhạt nhẽo của mình, cô xúc động mãnh liệt trước vẻ đẹp tâm hồn của một người mà cô không hề quen biết. Những cảm nhận, phát hiện ấy khiến cô tin hơn vào quyết định của mình, dũng cảm tự tin hơn trên con đường đi tới cuộc sống mới, nơi công tác mới.

- Cô ước ao có một chút gì đó kỉ niệm cho chàng trai mà cô đã yêu mến, khâm phục

⇒ Phải nói rằng đó là cuộc gặp gỡ trong khoảnh khắc nhưng rất khó quên.

- Tâm hồn lãng mạn của tuổi trẻ :

   + Ngạc nhiên sung sướng, mừng rỡ, ồ lên khi nhìn thấy hoa, quên mất e lệ còn bởi vì cô rất yêu hoa.

⇒Tâm hồn lãng mạn và thơ mộng của người con gái Hà Nội đã khiến cô dũng cảm nhận công tác ở vung núi xa xôi này. Bởi thế cô cũng rất xúc đông, xao xuyến khi nghe người con trai nói chuyện, chứng kiến những suy nghĩ, tình cảm hết sức chân thành của anh thanh niên, cô rất bối rối rung động bởi cô hiểu rằng những con người như vậy rất khó gặp trong cuộc sống ⇒ Nâng niu những giây phút ấy.

8 tháng 10 2024

Viết đoann văn 200 cảm nhận về nhân vật cô trong truyện ngắn Khi Người Ta Trẻ

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo. -    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến...
Đọc tiếp

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo.

 

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài thơ đã học ở sgk ngữ văn 6 tập 1 mà em thích.

7
12 tháng 11 2021

Tham khảo

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

12 tháng 11 2021

Tham khảo

Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

 

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài 1:

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

Bài 2:

    Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, em cảm thấy rất ấn tượng trước tâm trạng của nhân vật người anh. Lúc đầu, cả nhà ai cũng vui mừng trước tài năng của Kiều Phương nhưng trừ người anh. Cậu cảm thấy mặc cảm, thấy mình bất tài, đôi khi cậu còn muốn khóc thầm. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở người em cũng đủ để cậu nổi nống, khó chịu. Lúc bấy giờ, chỉ có những cảm giác khó chịu, ghen ghét trong người anh trai. Tuy vậy nhưng cậu vẫn quan tâm đến em, lén xem tranh của em, lặng lẽ thở dài. Nhưng khi Mèo ôm cổ muốn cùng cậu đi nhận giải, cậu còn đẩy em gái ra. Nhưng khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu ngỡ ngàng, sau đó là hãnh diện, rồi cuối cùng là xấu hổ. Cậu ngỡ ngàng vì người em gái mà cậu đã ghen ghét, đố kị lại vẽ cậu, cậu hãnh diện vì bức tranh đó đã đạt giải nhất. Còn cậu đã xấu hổ vì Mèo vẽ cậu đẹp quá, cậu thì không được đẹp như trong tranh. Người anh chính là hiện thân của sự đố kị, ghen ghét. Nhưng cậu cũng đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và thấy được tình cảm nhân hậu, trong sáng của Kiều Phương.

15 tháng 12 2022

Noejejejdjjee

 

13 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là(Trợ từ) một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng(Câu bị động). Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. 

11 tháng 12 2022

bạn ơi bạn dùng từ ném thì hơi nặng lời đó dùng từ bố thí may ra còn đc

11 tháng 11 2021

Tham khảo

Trong không khí “náo nhiệt” của văn chương lãng mạn 1930 – 1945 của thế kỉ trước, có một nhà văn xuất hiện như một nốt lặng đầy bình thản, thâm trầm mà vô cùng sâu sắc, ấn tượng. Đó là Thạch Lam. Ông được ví như là người dung hòa giữa hai chủ nghĩa hiện thực và lãng mạn. Điều đó thể hiện qua ngòi bút viết truyện ngắn thấm đẫm chất trữ tình nhưng vẫn giản dị, nhẹ nhàng gợi lên nhiều suy ngẫm về thế thái nhân tình. Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu như thế của ông. Ở đó, cô bé Liên – nhân vật chính trong truyện ngắn đã trở thành “lăng kính”, thành “đôi mắt” để Thạch Lam thể hiện cách nhìn đời, nhìn người và phô diễn khả năng nghệ thuật độc đáo của mình.

Liên là nhân vật duy trì xuyên suốt mạch nguồn cảm xúc trữ tình của tác phẩm, được khơi gợi từ kí ức tuổi thơ của chính tác giả trong những ngày còn nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Cô bé mới lớn ấy không được khắc họa bằng những nét quen thuộc của một nhân vật văn xuôi thông thường là ngoại hình, tính cách… mà lại là thế giới nội tâm. Thạch Lam đã nắm bắt được những rung động tinh vi, những chuyển biến đầy tinh tế, khẽ khàng trong tâm hồn của một cô bé những tưởng còn non nớt để lặng nhìn cảnh sống, cuộc sống nơi phố huyện nghèo bên cạnh một ga xép nhỏ có đường tàu chạy qua. Để rồi từ đó gợi lên một cách đầy ám ảnh cho người đọc về những cảnh đời, mà Liên cũng là một số phận tiêu biểu trong đó.

Bằng một vài nét phác thảo như bao nhân vật khác trong truyện, cảnh ngộ của Liên hiện lên nhiều đáng thương. Do thầy mất việc, nên hai chị em Liên phải rời thành phố Hà Nội sầm uất, lấp lánh cùng với mẹ về sống tại một phố huyện nghèo, tối tăm để trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Mẹ tất bật với công việc hàng xáo, thi thoảng mới đến, còn để lại cho Liên và em trai là An quản lý, trông coi. Gọi là cửa hàng cho sang, chứ hàng hóa chỉ có vài ba thứ lặt vặt là thuốc lá, thuốc lào, bánh xà phòng, rượu…, đến khách chỉ mua đến một cút rượu ti bé tẹo, thậm chí còn mua chịu nửa bánh xà phòng. Cuộc sống của Liên ngày nào cũng vậy, ngày bán hàng, đêm cố thức để đợi chuyến tàu cuối cùng đi qua, rồi lặng lẽ ngắm nhìn một phố huyện ngập tràn bóng tối với những cảnh đời còn khốn khó hơn mình.Chẳng biết từ bao giờ Liên cũng đã trở nên quen thuộc với nó. Bởi vậy mà nó như in hằn, khắc sâu trong lòng chị và hiện lên trang văn của Thạch Lam một cách rất đỗi tự nhiên.

Bước vào tác phẩm, Liên mang đến cho người đọc cảm giác buồn man mác, ảm đạm, ngưng đọng của một phố huyện nghèo nhưng rất đỗi thân thuộc và đậm chất dư vị làng quê Việt Nam. Nhà văn viết đầy chậm rãi và ngân nga như một câu thơ để thông báo: Chiều, chiều rồi, một buổi chiều êm ả như ru để từ đó đôi mắt Liên lặng nhìn mọi thử chuyển dịch dần từ những ánh sáng còn rơi rớt lại của buổi hoàng hôn như phương tây đỏ rực, những đám mây ánh hồng đến cái bóng tối đang ngập đầy dần trong đôi mắt Liên. Phố huyện cũng có âm thanh của riêng nó, nhưng Liên chỉ nghe thấy những gì nhỏ bé nhất: là tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra gọi buổi chiều khô khốc, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve, tiếng chõng kêu cót két, tiếng mấy người bán hàng còn trò chuyện vào lúc chợ đã vãn từ lâu. Ngần đấy âm thanh, hình ảnh, đường nét không làm cho nơi đây trở nên sống động mà ngược lại cứ trải dài thêm sự tĩnh lặng, yên ắng đến nao lòng. Và khi màn đêm buông xuống, cái phố huyện nhỏ bé kia bỗng trở nên rộng lớn hơn khi bóng tối cứ lần lượt bủa vây, bao trùm. Có ánh sáng, nhưng chỉ là khe sáng, vệt sáng, hột sáng, quầng sáng không đủ để lấp đi cái bóng tối lan tỏa khắp các con đường, các ngõ ngách. Thế giới cảnh vật của Liên ở phố huyện này mỗi ngày đều như thế, không có gì sáng sủa, thậm chí còn đáng sợ. Nhưng nỗi sợ đó chỉ là những ngày đầu, giờ đây chị đã quen lúc nào không hay biết. Hơn thế, Liên còn thấy gắn bó, thấy được cái đặc trưng riêng có của vùng đất này. Cái mùi âm ẩm bốc lên từ cát nóng lẫn với bụi đất của ban ngày, bầu trời đêm với ngàn ngôi sao lấp lánh, những loại hoa bàng khẽ rụng trên vai. Liên đều thấy yêu và gắn bó với nó. Bởi vậy, dẫu có buồn bã nhưng không có lấy một lời than thở. Liên chấp nhận đến mức bằng lòng với nó và còn có một lý do Liên thương xót cho những con người nơi đây.

Chân dung những người dân phố huyện là một bức tranh đời sống đầy thương cảm mà Thạch Lam đã gửi gắm qua đôi mắt Liên. Liên lặng thầm thương xót cho những mảnh đời nghèo khó, khốn khổ hơn mình. Chị thương những đứa trẻ nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thanh tre, thanh nứa. Chị thương mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, tối dọn quán bán hàng mà dù sớm hay muộn cũng có ăn thua gì. Chị thương bà cụ Thi điên vội uống cút rượu ti rồi lảo đảo đi khuất về phía làng. Chị thương bác phở Siêu đêm nào cũng kĩu kịt gánh thứ quà xa xỉ mà chính chị chẳng dám ăn. Chị thương gia đình bác xẩm với cả gia tài là manh chiếu rách, cái thau sắt, chiếc đàn bầu và đứa con nghịch bò ra đất. Còn bao nhiêu mảnh đời nữa chị thương mà chưa kể ra hết được? Chỉ ngần ấy thôi cũng để Liên tái hiện lại chân thực cuộc sống nghèo tăm tối của người dân phố huyện trước Cách mạng tháng Tám. Liên đồng cảm, xót thương cho họ dẫu bản thân mình cũng chẳng hơn. Nhưng tấm lòng nhân hậu của cô bé sớm trưởng thành này, gợi lên cho người đọc nỗi niềm thương cảm đầy ám ảnh về cuộc sống của người dân trong đêm trường nô lệ trước đây. Vậy hóa ra không phải tự dưng Liên nhìn đâu cũng thấy bóng tối, còn ánh sáng chỗ nào cũng nhỏ bé, yếu ớt, vô vọng trước màn đêm. Điều đó tượng trưng cho bức tranh đời sống của người dân lao động nghèo trước cách mạng tháng Tám, họ sống dật dờ, lầm lũi như những bóng ma trong một không gian chật hẹp, tù túng, ngưng đọng, có cảm giác mất dần sự sống. Hay đúng hơn họ cứ sống tạm bợ, sống cho qua ngày. Nên đến ước mơ đổi đời là cái cần nhất họ cũng chẳng rõ ràng. Liên dẫu trân trọng chừng ấy người trong bóng tối luôn mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ, nhưng chị biết rằng nó thật mơ hồ, mong manh đến tội nghiệp. Càng vậy, nỗi niềm thương xót của Liên càng cứa sâu, càng ám ảnh trong lòng người đọc.

 

Vậy Liên có giống như họ hay không? Nhà văn Thạch Lam đã trả lời câu hỏi đó trong tác phẩm. Liên sống cùng một nơi với họ, cũng hoàn cảnh chẳng khá khẩm gì hơn nhưng có vẻ ước mơ, khát vọng của cuộc sống của Liên thì khác. Ngày nào Liên và em trai dù buồn ngủ ríu cả mắt vẫn cố thức để đợi tàu. Sự trỗi dậy trong tâm hồn Liên nằm ở thời khắc con tàu đi qua mà Thạch Lam cố tình miêu tả thật kĩ lưỡng, tỉ mỉ. Đoàn tàu xuất hiện như một điểm nhấn độc đáo trong tác phẩm. Dù là trong khoảnh khắc nhưng nó làm cho Liên sống trọn vẹn cảm xúc, được thỏa mãn khát khao. Ngắm con tàu vụt qua Liên như không bỏ sót một chút âm thanh rầm rộ của nó, không để lỡ bất cứ chút ánh sáng rực rỡ nào tỏa ra. Chỉ giây phút ngắn ngủi ấy Liên đắm mình trong âm thanh, ánh sáng mà phố huyện không bao giờ có. Trong phút chốc Liên quên đi bao nhọc nhằn, bao đêm tối bủa vây. Dẫu ít ỏi nhưng chị cũng sẽ được sống lại những kí ức về Hà Nội xa xăm, một Hà Nội huyên náo và rực rỡ, lấp lánh những ánh đèn và cốc nước xanh đỏ. Có người nói đó ước mơ của Liên, có phần rõ ràng hơn so với những người dân phố huyện. Nhưng đó phải là ước vọng, vì ước mơ sẽ hướng đến tương lai, còn ước vọng sẽ chỉ là quá khứ. Xét đến cùng Liên cũng vẫn giống họ, dù có mong chờ thật nhưng cũng chẳng dám nhìn xa đến tương lai. Vậy nên, Liên thương người dân phố huyện, Thạch Lam lại thương Liên. Ông nhìn thấy chiều sâu khao khát của nhân vật, để nó le lói lên, trỗi dậy theo bản năng nhưng vẫn không thể để Liên có sự bứt phá được. Đó không phải là hạn chế của Thạch Lam mà là hạn chế chung của cả thời đại, cả một giai đoạn văn học như thế.

Cuối cùng bao khao khát về cuộc đời, về thứ ánh sáng mà con tàu lao qua phố huyện, thứ ánh sáng khác hẳn với ngọn đèn của chị Tí… lại trở về trong tĩnh lặng. Liên để mọi thứ lắng lại trong bóng đêm tĩnh mịch và những khoảng lặng mơ hồ rồi chìm trong giấc ngủ. Phố huyện lại trở về với những gì vốn có của nó: yến ắng, buồn tẻ, ngưng đọng. Có chăng nỗi ước vọng của Liên hằng đêm phần nào sẽ “khuấy động” cái “ao đời bằng phẳng ấy trong tác phẩm.

11 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Nam Cao sáng tác từ trước năm 1940, nhưng chỉ sau khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời, ông mới được biết đến như một cây bút hiện thực xuất sắc. Cũng từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang viết của Nam Cao, nhân vật này đã để lại dấu ấn khó quên và nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc.

Với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao xứng đáng là một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Cùng viết về đề tài nông dân nhưng các tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là truyện ngắn Chí Phèo đã đạt tới một giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua một hình thức mới mẻ. Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản ánh phong tục hay đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Đồng thời, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được.

 

Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí bị biến thành quỷ dữ.

Trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé ấy, Chí Phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm được quy luật của sự sinh tồn: những kẻ cùng đinh càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể ngóc đầu lên được. Phải dữ dằn, lì lợm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu để tạo ra những cái đó. Hắn chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những việc như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người cũng trong cơn say. Chí Phèo đã bị bá Kiến – kẻ thù của hắn biến thành con dao trong tay đồ tể.

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.

Sự tha hóa của Chí Phèo một mặt tố cáo sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã không cho con người được làm người, mặt khác thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận người nông dân trước Cách mạng.

 

Đi sâu vào bi kịch tinh thần của nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn họ. Chí Phèo bị bạo lực đen tối hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu óc hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm người. Cái độc đáo của Nam Cao chính là ở chỗ tác giả đã để cho nhân vật Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ Thiện – Ác. Đằng sau bộ mặt dở người dở thú là nỗi đớn đau, vật vã của một kẻ sinh ra là người mà bị cự tuyệt quyền làm người. Trong cơn say, Chí Phèo cất tiếng chửi trời, chửi đời… Tiếng chửi của hắn như một thông điệp phát đi cầu mong có sự đáp lại nhưng cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm chửi nhau với hắn. Rút cục, chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu. Người ta coi hắn chẳng khác gì một con chó dại.

Những lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ xa xôi và sự cô đơn tràn ngập lòng hắn. Hắn thèm được làm hòa với mọi người biết bao! Mối tình bất chợt với Thị Nở có thể nói là món quà nhân ái mà Nam Cao ban tặng cho Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo, đánh thức lương tri và khát vọng làm người của hắn. Lần đầu tiên trong đời, hắn sợ cô đơn và hắn muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, những âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng đến tai hắn và ngân vang trong lòng hắn, khiến hắn càng thèm được làm một con người bình thường như bao người khác và khấp khởi hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

Nhưng cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở đã bị đóng sập lại trước mặt Chí Phèo. Bà cô Thị Nở – đại diện cho dân làng Vũ Đại – đã dứt khoát không chấp nhận Chí Phèo. Từ hi vọng, Chí Phèo rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng. Lần đầu tiên trong đời hắn ý thức sâu sắc về số phận bất hạnh của mình. Hắn lại đem rượu ra uống để mong cơn say làm vơi bớt khổ đau, tủi nhục nhưng khốn nỗi càng uống hắn càng tỉnh. Hắn thực sự muốn làm người nhưng cả làng Vũ Đại tẩy chay hắn, không ai coi hắn là người. Hắn cũng không thể tiếp tục làm quỷ dữ bởi đã ý thức sâu sắc về bi kịch đời mình.

Để giành lại sự sống cho tâm hồn, Chí Phèo buộc phải từ bỏ thể xác. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một người lương thiện. Cái chết vật vã, đau đớn và câu hỏi cuối củng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người đọc cho đến tận ngày nay.

Đó cũng là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người được sống đích thực là con người trong cái xã hội tàn bạo ấy?

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.

11 tháng 1 2022

viết một đoạn văn nói về chí phèo không phải bài văn ạ