Dế Mèn | Trước khi trêu chị Cốc | Khi trêu chị cốc | Sau khi trêu chị Cốc | Khi Dế Choắt tắt thở | Hậu quả |
Hành Động | Với Dế choắt : Với dế Mèn: | ||||
Thái độ | Với Dế Choắt : Với Dế Mèn: |
Ai nhanh mik tick cho nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 3 :
- Dế Mèn là kẻ tinh ranh. Lúc đầu thì hyênh hoang : "Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Giương mắt ra xem tao trêu mụ Cốc đây này !".- Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình.- Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì.- Khi chị Cốc bay đi rồi, Dế Mèn mới "mon men bò lên". Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn mới thấy hối hận vâ nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Dế Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn :"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy !".
Bài 1 :
Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt tôi ân hận lắm, chỉ ước giá như thời gian quay lại tôi không trêu chị Cốc để bây giờ hậu quả ra nông nỗi này. Tôi tự nói mình là thằng hèn nhát, không dũng cảm nhận tội trước mặt chị Cốc biết đâu chị ấy tha cho. Nhưng khi tôi nhận ra thì đã quá muộn màng. Người bạn ốm yếu của tôi đã nằm sâu trong lòng đất. Tôi tự rút ra bài học đường đời cho mình - Ở đời, sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.
Bài 2 :
Khi gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt .Tôi đã làm gì? Tôi đã làm cái gì thế này! Gây ra cái chết cho 1 người bạn đang nằm ở dưới nắm đất kia, mà đáng ra tôi mới chính là người phải chịu cảnh đó cái này em có thể dẫn dắt vào đoạn gián tiếp thì nghe sẽ hay hơn, một câu hỏi như một sự ân hận trào ra , và phía sau thì sẽ giứoi thiệu về người bạn đó bằng việc nói rõ hơn về Choắt là ngừoi đnag nằm ở dứoi nắm mộ đó, người đọc sẽ từ từ hình dung và nhứo lại câu giứoi thiệu ở đầu này để có thể biết đối tượng là ai, gây ấn tượng hơn .Tôi quyết định về quê.nhưng trước khi ra đi ,tôi muốn đến thăm mộ từ này để làm rõ cho câu đầu đó Choắt một lúc.
Tôi thắp cho Choắt vài nhén hương và nhổ sạch cỏ xung quanh nấm mộ. Sau đó, tôi đứng lặng hồi lâu trước mộ Dế Choắt và suy nghĩ. Tôi rất ân hận về việc làm đã gây ra cái chết oan uổng cho dế Choắt . Giá như lúc đó tôi ra kéo dế Choắt vào thì đâu đến nỗi...Giá như tôi chấp nhận lời nhờ của cậu thì bây h choắt đâu như vậy.Tôi phải làm gì để trả lại sự sống, cuộc đời cho choắt.Tôi thật hèn nhát vì việc mình gây ra mà ko dám nhận lỗi.Tôi đã làm 1 việc xấu xa,chính tôi đã gây ra cái chết đau xót cho người anh em tốt.Cảm ơn choắt nhé! Nếu không có cậu thì người phải ra đi là tôi.Bây giờ tôi sẽ về quê, có lẽ ko trở lại đây nữa, tôi sẽ lập gia đình.Tôi xin hứa với choắt sẽ bỏ thói hung hăng hống .Tôi chúc bạn "ngủ ngon".Hãy tha thứ cho tôi.
Tôi gục xuống hồi lâu trước mộ của choắt rồi ra về. Dù thế nào thì choắt vẵn mãi ở trong tâm trí là người bạn thân nhất của tôi.
Bài 3 :
Tâm trạng của Mèn khi đứng trước mộ Choắt:
- Ân hận vì thói ngông cuồng, dại dột của mình đã dẫn đến cái chết thảm thương của Choắt.
- Tự hứa thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo.
- Xin Choắt tha thứ và khắc ghi câu chuyện đau lòng do mình gây ra là một bài học đường đời.
- Bắt buộc phải dùng ngôi thứ nhất, nên có thể xưng là tôi - gọi là cậu, hoặc là anh - chú (vì Mèn lớn hơn so với Choắt về tuổi tác).
- Hành động đầu tiên: có thể là một ít thời gian đứng nhìn lại của Dế Mèn, nhìn vào nấm mồ đang chôn cất con vật đáng thương, và khiến Mèn nhớ lại những điều mình đã làm. Đoạn này có thể sử dụng yếu tố miêu tả.
- Tiếp đến là những lời mà Mèn đứng trước mộ và nói với Choắt đang nằm dưới mấy nắm đấy kia.
+ Những lời ân hận.
+ Những suy nghĩ của bản thân Mèn về hành động của mình.
+ Những dự định trong tương lai của Mèn.
+ Và lời hứa của nó với Choắt.
- Sau đó là 1 đoạn miêu tả nữa về việc từ giã nấm mộ nhỏ để đi đến tương lai của Mèn.
Không đúng thì thôi nhé . Học tốt !
Sau khi gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt tôi ân hận lắm, chỉ ước giá như thời gian quay lại tôi không trêu chị Cốc để bây giờ hậu quả ra nông nỗi này. Tôi tự nói mình là thằng hèn nhát, không dũng cảm nhận tội trước mặt chị Cốc biết đâu chị ấy tha cho. Nhưng khi tôi nhận ra thì đã quá muộn màng. Người bạn ốm yếu của tôi đã nằm sâu trong lòng đất. Tôi tự rút ra bài học đường đời cho mình - Ở đời, sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân.
Khi gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt .Tôi đã làm gì? Tôi đã làm cái gì thế này! Gây ra cái chết cho 1 người bạn đang nằm ở dưới nắm đất kia, mà đáng ra tôi mới chính là người phải chịu cảnh đó cái này em có thể dẫn dắt vào đoạn gián tiếp thì nghe sẽ hay hơn, một câu hỏi như một sự ân hận trào ra , và phía sau thì sẽ giứoi thiệu về người bạn đó bằng việc nói rõ hơn về Choắt là ngừoi đnag nằm ở dứoi nắm mộ đó, người đọc sẽ từ từ hình dung và nhứo lại câu giứoi thiệu ở đầu này để có thể biết đối tượng là ai, gây ấn tượng hơn .Tôi quyết định về quê.nhưng trước khi ra đi ,tôi muốn đến thăm mộ từ này để làm rõ cho câu đầu đó Choắt một lúc.
Tôi thắp cho Choắt vài nhén hương và nhổ sạch cỏ xung quanh nấm mộ. Sau đó, tôi đứng lặng hồi lâu trước mộ Dế Choắt và suy nghĩ. Tôi rất ân hận về việc làm đã gây ra cái chết oan uổng cho dế Choắt . Giá như lúc đó tôi ra kéo dế Choắt vào thì đâu đến nỗi...Giá như tôi chấp nhận lời nhờ của cậu thì bây h choắt đâu như vậy.Tôi phải làm gì để trả lại sự sống, cuộc đời cho choắt.Tôi thật hèn nhát vì việc mình gây ra mà ko dám nhận lỗi.Tôi đã làm 1 việc xấu xa,chính tôi đã gây ra cái chết đau xót cho người anh em tốt.Cảm ơn choắt nhé! Nếu không có cậu thì người phải ra đi là tôi.Bây giờ tôi sẽ về quê, có lẽ ko trở lại đây nữa, tôi sẽ lập gia đình.Tôi xin hứa với choắt sẽ bỏ thói hung hăng hống .Tôi chúc bạn "ngủ ngon".Hãy tha thứ cho tôi.
Tôi gục xuống hồi lâu trước mộ của choắt rồi ra về. Dù thế nào thì choắt vẵn mãi ở trong tâm trí là người bạn thân nhất của tôi.
Lúc đầu Dế Mèn muốn đùa vui và cũng muốn lôi dế Choắt vào trò đùa của mik . Thấy dế Choắt tỏ vẻ sợ hãi thì lên giọng "anh hùng" coi trời bằng vung rồi hát ghẹo chị Cốc bằng những câu ca xấc xược. Khi thấy chị Cốc tức giận đi lò dò về phía cửa hang thì Mèn ta chui tọt vào hang khiến Dế Choắt bị trừng phạt oan . Khi thấy dế Choắt nằm hấp hối thì Mèn hoảng hốt và tỏ ý rất hối hận vì trò đùa ngu dại của mik. Khi Dế Choắt tắt thở thì Mèn rất thương cảm và ăn năn . Chôn cất dế Choắt xong , Mèn bắt đầu suy nghĩ về bài học đầu đời của mik .
Bài học đầu tiên của dế Mèn : " ở đời chớ có ngông nghênh cậy tài cậy giỏi gây ra những chuyện làm hại người khác và có thể đem tai họa đến cho mik ".
Mèn nâng đầu Dế Choắt, thực sự hối hận về hành động dại dột của mình! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đau xót, ân hận lắm. Chú tự trách mình là ngông cuồng và dại dột. Cũng từ đấy, chú cố gắng sửa đổi tính nết để trở thành người tốt. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, Có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình… Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, tự mãn. Chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích. Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn thấp thoáng hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà vân Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.
Bài làm
- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.
Sau khi Dế Choắt chết do lỗi nghịch ngợm chọc phá trêu đùa chị cốc của Dế Mèn. Chú ta vô cùng ân hận“Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình.
Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay cũng may là thoát nạn nhưng không cố gắng mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn tôi sẽ cũng tự rước họa vào mình.
Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Mèn đã học được một bài học vô cùng lớn trong cuộc đời của mình. Nó là một bài học dù mãi sau này cũng chẳng thể nào quên
Trước khi xảy ra sự việc Dế Mèn thường coi thường Dế Choắt bởi cậu ta ốm yếu quanh năm, sức khỏe không có. Dế Mèn thường xuyên trịch thượng dạy khôn, nhìn Dế Choắt bằng nửa con mắt, chê bai, châm biếm sự yếu ớt của Dế Choắt và coi mình là người tài giỏi người có sức mạnh lớn lao không sợ gì cả.
Dế Mèn thường tự coi mình là đàn anh của Dế Choắt dù là con này bằng tuổi nhau. Dế Mèn thường nói “Chú mày có lớn mà không có khôn” thể hiện thái độ đàn anh hách dịch, hống hách, giọng kể cả lên lớp cho Dế Choắt.
Khi Dế Choắt tỏ ý muốn đào một cái ngách thông qua hang động của Dế Mèn thì Dế Mèn quát lớn “Hứt! thông ngách sang nhà ta?Dễ nghe nhỉ! chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được”
Sự ích kỷ của Dế Mèn trước một người bạn ốm yếu hơn mình, sự vô tâm của Dế Mèn thật là đáng trách. Dế Mèn tỏ ra là người ích kỷ, chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân mình, mà không quan tâm tới đồng loại xung quanh. Dế Mèn cũng là người không biết an phận, khiêm tốn mà luôn cao ngạo trịch thượng coi mình là vô địch trong thiên hạ. Đúng là kẻ “ếch ngồi đáy giếng”
Tuổi trẻ bồng bột Dế Mèn luôn muốn tỏ vẻ hơn người, để tỏ rõ uy lực của mình trước mộ Dế Choắt ốm yếu quanh năm. Dế Mèn nói để ta trêu chị Cốc xem như thế nào nhé.
Mặc dù Dế Choắt đã hết sức khuyên ngăn bảo Dế Mèn không nên đùa với lửa chẳng may chị Cốc nổi điên thì mất mạng. Nhưng những lời nói của Dế Choắt chỉ như đổ thêm dầu vào lửa là cho Dế Mèn điên rồ hơn. Hắn muốn chứng tỏ sự oai phong của mình nên tỏ vẻ hống hách nói lớn.
“Cái Cò cái Vạc cái Nông
Ba cái cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông con mẹ Cốc cho tao
Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn”
Vừa nghe có người nói động tới mình chị Cốc quắc mắt nhìn xung quanh tìm đối tượng, miệng hỏi lớn “Đứa nào trêu tao đấy?”
Dế Mèn thấy vậy chạy tít vào hang sâu của mình, chỉ có Dế Choắt ốm yếu đang lom khom ẩn mình trong chiếc hang nông bị chị Cốc mổ cho mấy cái xuyên thủng bụng chết.
Khi chị Cốc mổ xuống hang của Dế Choắt, Dế Mèn chỉ biết nằm im thin thít chờ cho chị Cốc đi xa mới dám chạy sang bên hang động nhà Dế Choắt để hỏi thăm.
Nhìn Dế Choắt nằm im thoi thóp Dế Mèn ân hận quỳ xuống nâng đầu Dế Choắt mà nói lời ân hận về hành động ngu dại của mình, vì mình mà Dế Choắt bị hại chết.
Cái chết của Dế Choắt đã thức tỉnh Dế Mèn biến Dế Mèn từ chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.