Ở ruồi giấm, tính trạng cánh cong là do đột biến gen trội (A) nằm trên NST số 2 gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen nói trên (Aa) được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường (aa). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 (Aa) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một trong số phép lai như vậy có tỉ lệ kiểu hình như sau:
- Ruồi đực : 146 con cánh cong; không có cánh bình thường
- Ruồi cái: 143 con cánh bình thường; không có cánh cong.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
A. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn tương hỗ từ NST thường sang NST X.
B. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn tương hỗ từ NST thường sang NST Y.
C. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn không tương hỗ từ NST thường sang NST X.
D. Ruồi đực bị đột biến chuyển đoạn không tương hỗ từ NST thường sang NST Y.
Đáp án D.
Ta thấy:
Ruồi cánh cong chỉ có ở con đực không có ở cái và tỉ lệ kiểu hình phân li ở hai giới không tương đường nhau.
=> Tính trạng cánh cong chuyển sang nằm trên NST giới tính.
Nếu đột biến chuyển đoạn sang NST X thì ở giới cái sẽ xuất hiện kiểu hình cánh cong.
=> Trái với đề bài.
=> Đột biến trội trên NST của ruồi đực được chuyển sang NST giới tính Y.
=> Hiện tượng chuyển đoạn là không tương hỗ.
(Không có hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ vì nếu chuyển đoạn tương hỗ thì ở ruồi giấm đực có cánh bình thường)