K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2021

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thân bài:

* Tả bà:

+ Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+ Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

Bài tham khảo 2

1. Phần Mở bài

- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: Ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.

- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.

- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.

- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.

- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất niềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh dương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.

- Khi còn đi dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.

b) Miêu tả hoạt động

- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.

- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ…

- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.

- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.

- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,…

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

3. Phần Kết bài

- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.

- Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.

Bài tham khảo 3

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

23 tháng 11 2021

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thân bài:

* Tả bà:

+ Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+ Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

Bài tham khảo 2

1. Phần Mở bài

- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: Ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.

- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.

- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.

2. Phần Thân bài

a) Miêu tả ngoại hình

- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.

- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.

- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất niềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh dương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.

- Khi còn đi dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.

b) Miêu tả hoạt động

- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.

- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ…

- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.

- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.

- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,…

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

3. Phần Kết bài

- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.

- Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.

Bài tham khảo 3

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.

10 tháng 12 2021

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

20 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây:

Cảm nghĩ về người thân 

15 tháng 11 2024
THAM KHẢO. Dàn ý Bài văn biểu cảm về người thân trong gia đình

1. Mở bài

- Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ (bố mẹ, ông bà,…)

- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người đó.

2. Thân bài

- Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người đó.

+ Ngoại hình

+ Tính cách,…

- Nêu ấn tượng về người đó: kỉ niệm,…

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người đó.

16 tháng 10 2018

lên hỏi chụy google

16 tháng 10 2018

1. Phần Mở bài

- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.

- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.

- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.

2. Phần Thân bài

a) Những người đến cầu hôn

- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.

- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.

- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.

- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.

- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.

- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.

b) Đồ vật sính lễ

Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh

Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:

- Một trăm ván cơm nếp

- Một trăm nẹp bánh chưng

- Một đôi voi chín ngà

- Một đôi gà chín cựa

- Một đôi ngựa hồng mao

c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra

- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.

- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.

3. Phần Kết hài

Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh

- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.

- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.

k mk nhé

20 tháng 10 2016
Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
 
 
20 tháng 10 2016

a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

22 tháng 12 2017

Hôm nào mk cho nha

But bây h ko có đt để chụp

22 tháng 12 2017

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ị lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau...

                           (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

 Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

22 tháng 12 2021

Mở bài: giới thiệu về tác phẩm
thân bài: phân tích cụ thể từng câu thơ và ý nghĩa
               Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước qua đó miêu tả vẽ đẹp của ngừời phụ nữ xưa.
               một mẹo nx là nên nhận xét sơ về nghệ thuật
Kết bài: nói lên cảm nghĩ về vài thơ, cách sử dụng vốn từ điêu luyện của tác giả nx là xong

Mình có bài này, bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt!!!

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một "người Cha" vĩ đại của dân tộc, đồng thời Người cũng là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hay, đẹp và giản dị như con người của Bác vậy. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, vào một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ "Cảnh khuya" để lại trong em nhiều cảm xúc:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. "
Như một người họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp kì ảo của một đêm trăng rừng:
 
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Nổi bật lên giữa không gian đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch là tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng soi rọi vào cành lá, tạo nên thứ áng sáng lung linh huyền ảo. Bóng trăng quấn quýt bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm hơi sương:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hoà quyện, lung linh kì ảo. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vằng vặc, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên giai điệu êm đềm, trong đó ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên.
Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về cảnh đẹp thiên nhiên thì đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Đây là hai câu thơ giúp ta thấy rõ hơn con người cũng như nỗi lòng, tâm tình của một thi nhân, một vị lãnh tụ, một con người yêu thiên nhiên tha thiết và vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh Người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn về Bác, đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì dân tộc Việt Nam Bác có thể hi sinh tất cả.
Trong cuộc đời 79 năm, Bác có biết bao nhiêu đêm không ngủ như vậy? " Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy Bác không chút nào xao lãng. Vì dân, chưa lần nào Bác nghĩ đến mình.
8 tháng 12 2016
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
 
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
 
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
 
2 tháng 11 2016

Mở bài :

+ Giới thiệu khái quát

+ Tình cảm chung

Thân bài :

+ Miêu tả khái quát

  • Cây cối
  • Con vật
  • Không khí

+ Giá trị :

  • Giá trị tinh thần
  • Giá trị vật chất

+ Kỉ niệm sâu đậm gắn với khu vườn ( Tùy thuộc vào mỗi người )

Kết bài :

+ Khẳng định giá trị , tình cảm với khu vườn

+ Mong ước của mình với khu vườn