Ở một loài động vật, khi cho con cái mắt đỏ thuần chủng giao phối với con đực mắt trắng thuần chủng thu được F1 có 1 cái mắt đỏ thẫm: 1 đực mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có 3 mắt đỏ thẫm : 3 mắt đỏ : 2 mắt trắng. Kiểu gen của P là:
A. aaXbXb x AAXbY
B. AAXbXb x aaXBY
C. AAXbXb x AAXbY
D. aaXbXb x AAXBY
Đáp án B
Pt/c: ♀ đỏ x ♂ trắng
F1: 1 ♀ đỏ thẫm : 1 ♂ đỏ
F1 x F1 : ♀ đỏ thẫm x ♂ đỏ
F2: 3 đỏ thẫm 3 đỏ : 2 trắng
Do F1 phân li kiểu hình ở 2 giới
→ tính trạng chịu sự chi phối của giới tính
F2 phân li 3:3:2 ở đều cả 2 giới
→ có 16 tổ hợp lai được tạo ra
→ tính trạng do 2 gen qui định
Tính trạng chịu sự chi phối của giới tính, phân li kiểu hình 2 giới giống nhau ở F2
→ 1 gen nằm trên NST thường, 1 gen nằm trên NST giới tính
P thuần chủng → F1 dị hợp 2 cặp gen
Vậy F1 : AaXBXb : AaXBY hoặc AaXBXb : AaXbY
Vậy con cái F1 có kiểu gen AaXBXb
Vậy kiểu hình A-B- là đỏ thẫm → đực F1 có kiểu hình đỏ chỉ có thể có kiểu gen là AaXbY (A-bb)
Vậy F1 : AaXBXb x AaXbY
F2 : (3A- : 1aa) x (1XBXb : 1XbXb : 1XBY : 1XbY)
♀ : 3A-XBXb : 3A- XbXb: 1aaXBXb : 1aaXbXb
♂ : 3A-XBY : 3A-XbY : 1aaXBY : 1aaXbY
Kiểu hình 3 đỏ thẫm : 3 đỏ : 2 trắng ↔ A-B- = đỏ thẫm ; A-bb = đỏ ; aaB- = aabb = trắng
Vậy tính trạng do 2 gen qui định theo kiểu tương tác át chế lặn:
Alen B đỏ thẫm >> alen b đỏ.
Alen a át chế alen B, b cho màu trắng
Alen A không át chế
F1 : AaXBXb : AaXbY
→ P: AAXbXb x aaXBY hoặc P: aaXbXb x AAXBY
Mà P : cái đỏ x đực trắng
→ P: AAXbXb x aaXBY