Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt màu lựu, alen B quy định cánh bình thường trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh xẻ. Lai hai cá thể ruồi giấm P thu được F1 gồm: Ruồi đực: 7,5% mắt đỏ, cánh bình thường: 7,5% mắt lựu, cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ, cánh xẻ: 42,5% mắt lựu, cánh bình thường: Ruồi cái: 50% mắt đỏ, cánh bình thường: 50% mắt đỏ, cánh xẻ. Trong các nhận định sau đây về kết quả của phép lai trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1): Hai gen quy định màu mắt và dạng cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng tương đồng hoặc không tương đồng với Y và xảy ra hoán vị gen ở giới cái với tần số 15%.
(2): Kiểu gen của thế hệ P là : X b A X B a và X b A Y
(3): Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, gen quy định dạng cánh nằm trên NST thường.
(4): Gen quy định màu mắt và dạng cánh nằm trên cùng NST giới tính X, không có alen trên Y; xảy ra hoán vị gen ở một giới với tần số 15%.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Đáp án B
A: đỏ >> b : mắt hạt lựu
B: mắt bình thường >> b : cánh xẻ
+ Ta nhận thấy tỉ lệ phân li kiểu hình chung không đồng đều ở hai giới và khác với tỉ lệ phân li kiểu hình đặc trưng của phân li độc lập hay liên kết gen hoàn toàn. Mặt khác, ruồi đực cho 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó, tỉ lệ ruồi mắt đỏ, cánh xẻ và mắt lựu, cánh bình thường lớn hơn tỉ lệ ruồi mắt đỏ, cánh bình thường và mắt lựu, cánh xẻ hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng đang xét nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y, ruồi cái ở P mang kiểu gen dị hợp tử chéo về hai tính trạng đang xét ( X b A X B a ) và hoán vị gen đã xảy ra với tần số:
--> (1) sai, (3) sai, (4) đúng
+ Ta lại có ruồi cái F1, có kiểu hình : 50% mắt đỏ, cánh bình thường : 50% mắt đỏ, cánh xẻ (tương đương 100% mắt đỏ ; 50% cánh bình thường : 50% cánh xẻ) mà ruồi cái p cho 4 loại giao từ tương ứng với 4 kiểu hình khác nhau --> ruồi đực P phải cho giao tử X b A --> kiểu gen của ruồi đực ở p là X b A Y --> (2) đúng .
Vậy chỉ có hai phát biểu đúng.