Đề bài: Viết đoạn văn 8 -10 câu nghị luận về bệnh vô cảm.
giúp mik với đang cần rất gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK#
Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh nhiên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.
Bạn tham khảo nha:
“Gỗ” là chất liệu làm nên vật. “Nước sơn” là lớp phủ bên ngoài, có vai trò bảo vệ gỗ ở bên trong và làm đẹp hình thức của vật. Từ ý nghĩa của “gỗ” và “nước sơn”, ta có thể hiểu: gỗ là phẩm chất ở bên trong, nước sơn là hình thức ở bên ngoài. Mượn hình ảnh gỗ và nước sơn, người xưa muốn nói đến mối quan hệ giữa phẩm chất và hình thức ở con người. Chính phẩm chất cao đẹp ở bên trong quyết định giá trị của mỗi con người chứ không phải là hình thức bên ngoài. Phẩm chất bên trong mỗi con người bao gồm kiến thức, sự hiểu biết, tình yêu thương, tính trung thực, khiêm nhường,….. Thực tế cho thấy, những người có phẩm chất cao đẹp luôn được mọi người yêu quý và luôn thành công trong cuộc sống. Ngược lại, những người chỉ đề cao hình thức, xem thường việc rèn luyện phẩm chất tốt đẹp, xem trọng tiền bạc và đời sống vật chất, khoe mẽ và hợm hĩnh, tuy nổi bậc nhất thời nhưng sớm muộn gì cũng tàn phai và thất bại. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường vai trò của hình thức. Hình thức bên ngoài tuy không quá màu mè nhưng cũng nên tương xứng với phẩm chất bên trong chứ không nên xuề xòa, cẩu thả quá mức. Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi học sinh cần bồi dưỡng phẩm chất của mình thật tốt, từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành người tốt đẹp và hữu ích trong cuộc sống này.
Tình yêu thương là sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,… Trong xã hội còn rất nhiều người cùng khổ, việc chúng ta yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ những người đó sẽ xoa dịu, xoa dịu nỗi đau. nỗi đau của họ thì xã hội cũng sẽ phát triển tươi đẹp hơn, mạnh mẽ hơn. Mỗi người biết chia sẻ và yêu thương người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này trở nên tình cảm hơn, văn minh hơn. Trong cuộc sống, có rất nhiều người chọn cách thể hiện tình yêu của mình bằng cách làm từ thiện. Nhờ các quỹ từ thiện, nhiều trẻ em vùng sâu, vùng xa đã được đến trường, có cơm ăn, áo mặc, được hỗ trợ, động viên, khuyến khích các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường để vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào điều thực tế, con người ta sống để yêu thương nhiều người ích kỷ, không biết quan tâm đến mọi người xung quanh, không biết chia sẻ với những số phận kém may mắn, nhiều người lợi dụng tình yêu để tạo tiếng tăm cho mình. , bên cạnh đó một số người luôn dựa vào lòng tốt của người khác. Mỗi chúng ta hãy biết phê phán những người có hành động, lối sống sai trái biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Gợi ý:
*Thực trạng:
Thật ra, hiện tượng học sinh cá biệt, học sinh vô lễ, đe dọa, hành hung thầy cô giáo, thời nào chẳng có. Nhưng, so với trước đây thì diện học sinh cá biệt, học sinh vô lễ, đe dọa, hành hung thầy cô giáo thời nay tăng lên rất nhiều, với mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn, đáng sợ hơn.
Bây giờ, chẳng xa lạ gì cảnh học sinh gặp thầy cô giáo không thèm ngả mũ chào hỏi, thấy thầy cô giáo mà vẫn ngang nhiên hút thuốc lá, cười đùa, thậm chí chửi bới, vác đá, rượt đuổi, dùng dao đâm chém nhau... Các thầy giáo bắt gặp cảnh tượng đó quá nhiều cũng thành quen, thành bình thường rồi.
Trước hết là do vai trò, trách nhiệm giáo dục con cái của gia đình, các bậc làm cha, làm mẹ có phần giảm sút.Kể cũng lạ, chương trình, sách giáo khoa ở các bậc học phổ thông, đâu thiếu những câu chuyện hay, bài học sâu sắc, những chỉ dẫn cụ thể về đạo đức, lễ nghĩa, ứng xử dành học sinh trong môn đạo đức, giáo dục công dân và các môn học khác, mà sao số học sinh hư đốn, có hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô hiện nay lại gia tăng?
*Nguyên nhân:
Vì mải mê làm việc, kiếm tiền nên ít có thời giam chăm sóc, quan tâm tìm hiểu những diễn biến tâm lý, nắm bắt tính cách cũng như những thay đổi phức tạp của con mình. Nhiều gia đình đã khoán trắng mọi chuyện cho nhà trường.
Một lẽ khác, thời nay, sinh con ít, từ một đến hai đứa,nên nhiều phụ huynh thương con, chiều chuộng con quá mức, có nhiều trường hợp, con muốn gì được nấy, đâm ra hư hỏng, coi trời bằng vung.
Mấy vụ học sinh đánh và chém thây cô giáo mới đây, chúng tôi thấy ít nhiều có tác nhân, sự kích động của phụ huynh.
Nhiều phụ huynh hoàn toàn tin lời con hơn lời thầy cô giáo, khi gặp giáo viên, chưa rõ sự tình, đầu đuôi, đúng sai thế nào, đã có ngay biểu hiện nóng giận, to tiếng, xúc phạm thầy cô, một mực bênh con mình.
Thậm chí, có phụ huynh kém hiểu biết pháp luật, kích động xúc giục con, lôi kéo thanh niên xấu bên ngoài đến trường đe dọa, hành hung thầy cô.
Khi sự việc liên quan giữa học sinh và giáo viên chưa được giải quyết thấu đáo, nếu phụ huynh không suy xét kỹ lưỡng nhiều mặt, cứ bảo thủ, chở che cho con mình thì dễ làm cho sự việc xấu đi, khiến học sinh nghĩ khác và có những hành vi không hay đối với giáo viên.
Môi trường xã hội phức tạp, cái ác, cái xấu nảy sinh ngày càng nhiều, những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, đạo đức thanh thiếu niên, học sinh.
Do ảnh hưởng của các loại sách báo độc hại, phim ảnh đen, thông tin, hình ảnh độc hại, đầy bạo lực trên mạng internet, khiến nhiều thanh thiếu niên, học sinh nhiễm thói hung bạo.
Học sinh, với bản tính, lứa tuổi các em thường có những suy nghĩ ,việc làm bồng bột, non dại, manh động, không lường trước hậu quả nghiêm trọng.
Sự việc thường xảy ra trong trường hợp, thầy cô giáo nghiêm khắc khi kiểm tra, thi cử, hay phê bình nặng lời học sinh trước lớp, hoặc học sinh nghĩ rằng thầy cô giáo đó có ấn tượng ghét bỏ, trù dập mình.
*Hậu quả:
Làm cho công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường trở nên khó khăn hơn.
Ảnh hưởng xấu tới môi trường học đường ko lành mạnh
Ảnh hướng tới nhân cách của người xúc phạm GV cũng như danh dự của giáo viên
*Biện Pháp:
Số học sinh xúc phạm, đe dọa thầy cô giáo tuy chỉ là rất nhỏ, tập trung vào những học sinh cá biệt nhưng cũng thật sự đáng báo động.
Thực tế cho thấy học sinh cá biệt có hành vi xúc phạm, hành hung thầy cô giáo, phần lớn rơi vào số giáo viên trình độ, năng lực giảng dạy chưa tốt, phương pháp xử lý tình huống sư phạm, giáo dục học sinh lỳ lợm, cá biệt còn quá cứng nhắc, nặng nề, thiếu kiềm chế được bực tức do học sinh gây ra, nên đã có những lời lẽ chửi bới, xúc phạm quá đáng đến các em.Thế là, có học sinh phản ứng tiêu cực lại thầy cô giáo... Ở trường lớp, mỗi thầy cô giáo có tâm tính, tư cách ra sao, học sinh đều rõ hết.Những giáo viên giảng dạy tốt, có phương pháp sư phạm, cách ứng xử linh loạt, khéo léo, phù hợp từng đối tượng học sinh, hiếm khi lâm vào tình cảnh bị học sinh xúc phạm, hành hung.Nói như vậy, để thấy rằng, thái độ ứng xử của học sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào bản thân, cách đối xử của từng thầy cô giáo.
Mỗi giáo viên đều phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, biết lắng nghe, tôn trọng và xử lý tốt mọi tình huống liên quan đến học sinh thì nhất định sẽ giảm thiểu được tình trạng học sinh xúc phạm, trả thù thầy cô.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu chủ đề "Trải nghiệm với tuổi trẻ"
Mẫu:
Ai sống trên đời có lẽ cũng cần có sự trải nghiệm, để con người ta khám phá, để khôn ra. Và có lẽ, ở cái tuổi còn trẻ, họ nếm nhiều trải nghiệm nhất.
Thân đoạn:
- "Trải nghiệm với tuổi trẻ" là gì?
+ Cái mới lạ từ thiên nhiên, xã hội.
- Tuổi trẻ có cần sự trải nghiệm không?
+ Cần có, để biết nhiều về cuộc đời, về xã hội hơn.
- Mở rộng:
+ Có phải trải nghiệm nào cũng cần phải trải?
-> Những tệ nạn xã hội là những trải nghiệm mà tuổi trẻ không cần học theo.
Thực trạng: Lên án hành vi hút thuốc, bạo lực học đường/ ngôn từ của giới trẻ.
-> Những trải nghiệm cần với tuổi trẻ:
--> Cố gắng sống độc lập hơn: tự mình dọn nhà, tự nấu cơm,..
--> Tự giác học hành, chăm chỉ để lo cho tương lai bản thân.
--> Làm thiện nguyện yêu thương.
--> Nhặt rác bảo vệ môi trường.
--> ...
- Đánh giá:
+ Trải nghiệm là điều cần thiết nhưng điều quan trọng hơn hết là phải đủ minh mẫn lựa chọn cái nghiệm tốt để trải.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
(Đừng tin rằng mình ..., hãy mong mình đừng....; đừng nói bản thân như thế nhé Thảo:")
* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân
- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động
- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm
* Khác nhau:
- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ
+ Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ
+ Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc
- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
+ Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.
Tham khảo:
Bác Hồ sống rất giản dị. Bác Hồ- vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.