đề bài viết thư cho các y bác sĩ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gần 20 ngày qua có lẽ là những ngày rất dài với những đứa trẻ mà bố, mẹ các con hiện đang công tác tại Bệnh viện K.
Khi Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) thông báo có ca mắc Covid-19 tại bệnh viện và phải thực hiện phong tỏa để truy vết ca bệnh, ngăn không cho dịch lây lan, cả hai vợ chồng bác sĩ Phùng Thị Huyền (Trưởng khoa Nội 6) đều quyết định tham gia trực chống dịch và để hai con nhỏ ở nhà. Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh lần này, không riêng bố mẹ Hà Anh mà rất nhiều y, bác sĩ cũng đang gồng mình cùng các bệnh nhân ung thư vượt qua đại dịch.
Giữa những ngày như "thời chiến" ấy, hai anh chị bất ngờ nhận được thông tin "có thư nhà"!
Thư nhà! Ai gửi thư lúc này? Giữa nhịp sống xã hội công nghiệp xô bồ, bấy lâu nay còn ai viết thư tay? Cả hai vợ chồng cứ đoán già đoán non không biết ai mà lại gửi thư? Mà lại là thư nhà?
Cho đến khi người trực ban Bệnh viện trao bức thư cho chị Huyền, nhìn bì thư với nét chữ thân quen của cô con gái bé nhỏ, chị lặng đi rồi bật khóc trong bất ngờ, xúc động...
Để tiếp sức cho bố mẹ cũng như các y, bác sĩ, nhân viên y tế, ít ai biết rằng, Hà Anh - con gái của chị đã lặng lẽ viết thư chia sẻ tâm sự của em cũng như của nhiều bạn nhỏ khác có bố mẹ đang kiên cường chiến đấu trong tâm dịch.
Tham khảo
: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, được trích trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961. Tinh thần đoàn kết một lòng luôn thể hiện sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, tạo nên sức mạnh vô địch, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Hiện nay, đoàn kết thể hiện ở sự thống nhất trong toàn Đảng, các cấp, các ngành, các địa phương nhằm thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới và diễn biến phức tạp ở Việt Nam, chúng ta lại thấy ở các địa bàn trong toàn quốc, từ thành thị đến nông thôn, từ biên giới ra hải đảo luôn sáng lên tinh thần đoàn kết chống dịch trong bức tranh tối màu và u ám của đại dịch đã rất lâu mới xuất hiện trên quy mô toàn cầu. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự hưởng ứng của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối “chống dịch như chống giặc”, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 và sẵn sàng chấp nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại khi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Sự lựa chọn này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, cả hệ thống chính trị và toàn dân đang đoàn kết một lòng thực hiện nghiêm túc chủ trương cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16-CT/TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương trong chiến dịch phòng, chống COVID-19. Đó là sự đoàn kết của đội ngũ chiến binh áo trắng không quản ngại hiểm nguy, có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào để chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân, tổ chức xét nghiệm và cách ly những người nghi nhiễm. Phối hợp hiệp đồng với đội ngũ y bác sĩ là lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các cơ quan thông tin truyền thông, các ban, ngành, đoàn thể quần chúng và các lực lượng khác có liên quan đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tại các chốt gác, khu vực cách ly ở khắp các tuyến, địa bàn trong cả nước. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua những nghĩa cử cao đẹp của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân đã chung tay đóng góp; người nhiều, người ít tổng cộng hàng trăm tỷ đồng và nhiều loại thiết bị y tế cần thiết như khẩu trang, máy thở, quần áo bảo hộ y tế... Ngày ngày, lại có những tấm gương nhân ái, người tốt, việc tốt ở khắp các địa bàn, được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện sự đoàn kết trong phòng, chống dịch bệnh, nào như: Gói hỗ trợ của Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng; các ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh; hình thành các điểm tặng thực phẩm hàng ngày với khẩu hiệu “Ai cần cứ đến lấy, nếu khó khăn hãy cứ đến lấy, hãy lấy một gói mì tôm mỗi ngày”; thành lập các điểm phát khẩu trang miễn phí; nhắn tin ủng hộ quỹ phòng, chống dịch COVID-19... Phải thấy rằng đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái. Càng trân trọng hơn khi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong bối cảnh đại dịch lây lan toàn cầu. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã lan tỏa và vượt ra ngoài biên giới để cùng chung sức với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Mặc dù còn khó khăn nhưng Việt Nam đã có những hành động hết sức thiết thực, điển hình như tham gia ủng hộ tiền, vật tư y tế, khẩu trang cho các nước láng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia để phòng, chống dịch. Đồng thời, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng các nước trong vấn đề bảo hộ công dân nước ngoài ở Việt Nam và công dân Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến phòng, chống dịch bệnh. Những ngày qua, liên tục các trường hợp người nước ngoài ở Việt Nam dương tính với vi rút SARS-CoV-2 được điều trị và chữa khỏi. Những người này đã cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chữa trị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời cảm thấy may mắn khi trong những ngày dịch bùng phát họ được có mặt ở Việt Nam, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tính mạng và sức khỏe của họ được bảo đảm hơn. Bên cạnh đó, với kết quả đạt được rất đáng khích lệ đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang chia sẻ những kinh nghiệm quý rút ra nhằm giúp các nước tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Như vậy, có thể thấy tinh thần đoàn kết dân tộc đã và đang được khơi dậy và phát huy cao độ những ngày qua trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới, nhất định dịch bệnh sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi.
Tham khảo
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp ngày nay, chúng ta luôn thấy được những hành động đẹp đẽ của con người với nhau, trong đó có những đội ngũ y tế phải miệt mài, làm việc ngày đêm không nghỉ để mong được một ngày dịch bệnh sẽ qua đi và mọi người quay về lại cuộc sống như trước. Trong những ngày tháng qua, chúng ta đã thấy những đội ngũ y bác sĩ phải gồng mình lên, không kể gian khổ mà chăm sóc những người bị nhiễm bệnh.Những y bác sĩ đó là những người có chuyên môn cao về y tế, có tri thức, sẵn sàng hi sinh để cứu dân, cứu nước, không ngại khó khăn mà tình nguyện lao vào những tâm dịch và kết quả lúc nào cũng không làm chúng ta thất vọng về họ.Em nghĩ rằng những học sinh hay những người dân như chúng ta cần ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân," Ai ở đâu,ở yên đó", để những đội ngũ y bác sĩ không cảm thấy áp lực mà còn có tinh thần chiến đấu với dịch bệnh. Chúng ta cần chung tay để bảo vệ sức khỏe, chung tay đẩy lùi covid và chiến thắng đại dịch
nhìu đề thế cô giao trên lớp còn chx xong thì nghĩ hộ bạn còn đâu thời gian lm bài ở lớp (zới lại cô giao cho bạn bạn phải tự lm chớ)
tham khảo
thái bình, ngày 12/02/2022
Các cô, các chú y tá và các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch thân mến,
Cháu tên là Nguyễn Huyền Trang hiện đang điều trị ở bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương Hà Nội. Vì đại dịch đang diễn ra vô cùng nhanh và nguy hiểm trên cả nước nên cháu viết thư này để hỏi thăm sức khỏe của các y bác sĩ, cháu hi vọng lá thư nhỏ bé này của cháu sẽ là động lực tiếp thêm sức mạnh cho các y bác sĩ quyết tâm chiến thắng, đẩy lùi đại dịch Covid-19. Chá biết ơn vô cùng với các y bác sĩ ở tuyến đồng chống dịch, mọi người làm việc ngày đêm vô cùng vất vả, luôn tận tâm chăm sóc bệnh nhân hết mình, tận tụy với công việc chữa trị, bảo vệ mạng sống của các bệnh nhân mắc Covid-19. Cháu vô cùng cảm kích trước tinh thần làm việc của các y bác sĩ khi phải xa gia đình, không quản ngại khó khăn, dũng cảm trước sự lây lan của dịch bệnh để chăm sóc bệnh nhân, các y bác sĩ là siêu anh hùng của cuộc chiến chống đjai dịch, ngày đêm tận tụy bên giường bệnh để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Còn riêng cháu sẽ không quên nhắc nhở bản thân mình và mọi người phải tự giác và ý thức hơn trong việc chống dịch, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn.
Kính mong các y bác sĩ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui, và cùng người dân Việt Nam chiến thắng đại dịch mang bình yên, hạnh phúc cho cộng đồng và các y bác sĩ trở về với gia đình.
Hà Nội, ngày 11 tháng 2 năm 2020
Kính gửi các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy!
Cháu là Phạm Thị Hồng Hạnh học sinh của trường Tiểu học Tiền Phong A. Hôm nay cháu viết thư này để thăm hỏi các bác sĩ của bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sĩ ở đó có khỏe không, ăn uống có đầy đủ không ạ? Ở đây chúng cháu khỏe lắm. Có khi chúng cháu còn xem thời sự thấy các cô, các chú bác sĩ còn giúp được hai người Trung Quốc khỏi bệnh corona. Đối với chúng cháu các cô, các chú giống như những vị thần từ trên trời giáng xuống thế giới này để cứu mọi người vậy. Các cô, các chú thật dũng cảm khi đói mặt với một dịch bệnh đáng sợ như vậy. Trên đất nước này có thể vẫn còn những người bệnh cần các bác sĩ giúp đỡ. Các bác sĩ cố lên chúng cháu sẽ luôn ủng hộ mọi người. Thôi thư đã dài cháu xin dùng bút tại đây vậy. Cháu chúc các cô, các chú có sức khỏe tốt để cứu được nhiều người hơn nữa.
Hạnh
Phạm Thị Hồng Hạnh
Thưa Bác, cháu sinh ra khi đất nước đã hòa bình và cháu biết để có được những buổi sáng trong lành như sáng nay đã có biết bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hy sinh vì độc lập tự do toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà.
Những ngày này lòng cháu dâng lên nhiều những đợt sóng tình cảm khác lạ. Bước ra đường bắt gặp hình ảnh những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, cháu thêm yêu đất nước mình biết bao. Đã có rất nhiều sách vở tài liệu bài báo khác nhau cả trong và ngoài nước viết về Bác, nhưng với cháu, tất cả dường như vẫn chưa đủ cho trí tuệ, tài năng, tâm hồn và nhân cách của Bác. Cháu đã đến thăm trường Dục Thanh, Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, cháu rất cảm động trước từng hiện vật trưng bày. Cháu khát khao ngày được ra thăm Ba Đình lịch sử để được gặp Bác.
Bác ơi! Cháu tự hào vì từng ngày được sống trên chính thành phố mang tên Bác - thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố đang đổi thay từng ngày Bác ạ, tuổi trẻ chúng cháu cũng đang ra sức học tập luyện rèn, làm theo lời Bác để góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
À thưa Bác! Hôm qua chương trình Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam vừa phát bài viết về Bác theo lời kể của bác Vũ Kỳ. Cháu đã kịp ghi âm lại để cất giữ cho riêng nỗi nhớ Bác. Bao năm rồi kể từ ngày Bác ra đi, Bác vẫn hiện hữu trong đời sống của mọi nhà, mọi người, mọi ngành nghề lĩnh vực bằng những câu nói bất hủ, bằng những việc làm giản dị mà vĩ đại, bằng cả cuộc đời Bác đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam.
Cháu xin mạo muội thay mặt cho tất cả những bạn trẻ Việt Nam gửi tới Bác sự ngưỡng vọng kính yêu. Cháu xin kết thúc lá thư này ở đây vì biết Bác còn rất nhiều công việc khác nữa chưa lo xong.
Cháu chào Bác kính yêu.
Thanh
Đỗ Kim Thanh
MÌnh lấy đề là gửi cho các bác sĩ tuyến đầu chống dịch nha
Thứ Tư - 17/11/2021
Mắt ướt nhòa khi không thể gặp mặt cha mẹ lần cuối; lòng đau nhói nhìn đứa con thơ khóc ngằn ngặt đòi sữa mẹ; lo lắng đến nao lòng cho sức khỏe của người thân mà chẳng thể ở bên chăm sóc… Tất cả những nỗi niềm ấy được họ - những người chiến sĩ áo trắng của nhân dân gói gém và dấu kín trong tim, để tiếp tục kiên cường đứng vững trong cuộc chiến Covid chưa biết ngày nào kết thúc. Những hy sinh thầm lặng ấy chỉ người trong cuộc mới hiểu…
Đất nước tôi những ngày này, thông tin nóng nhất mà ai ai cũng quan tâm là số ca mắc Covid mới bao nhiêu, ở tỉnh/ thành phố nào, diễn biến dịch bệnh ra sao… Cả dân tộc đều dõi theo từng bước chân của họ - những y bác sĩ trong tuyến đầu đang gồng mình chống dịch.
Những mệnh lệnh từ quê hương truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch thật nhanh là điều họ luôn ghi nhớ. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy, họ đã phải trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, quên đi sức khỏe của chính bản thân mình. Đó là những ngày làm việc xuyên ngày trắng đêm, ăn không đúng bữa, ngủ tính từng giây, toàn cơ thể rã rời và ướt sũng trong bộ đồ bảo hộ, da sạm đi, mắt thâm quầng… Và tất cả vẫn đang trong thời kỳ nóng nhất, chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Họ chỉ biết kiên cường chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu.
Nhưng… đằng sau sự cứng rắn, kiên cường ấy là cả một bầu trời tâm sự thầm kín, là những phút yếu lòng rơi lệ, là những hy sinh không lời nào diễn tả. Bởi họ đâu chỉ mang trên vai nhiệm vụ chống dịch! Họ còn là những người con hiếu thảo, là cha mẹ của những đứa trẻ thơ ngây, là trách nhiệm đối với cả một gia đình… Và vô số câu chuyện cảm động đã, đang diễn ra trong thời kỳ dịch dã này.
Đó là nỗi đau tột cùng khi chẳng thể về tiễn biệt mẹ lần cuối. Là câu chuyện của người mẹ xót xa khi nhìn đứa con thơ 4-5 tháng tuổi ở nhà khóc ngằn ngặt đòi sữa. Là những lo lắng, bồn chồn của người vợ trong vùng dã chiến khi chồng vẫn đang điều trị bệnh nơi quê nhà. Là nỗi buồn của người mẹ chẳng thể ở bên động viên con trước bước ngoặt cuộc đời, trong kỳ thi quan trọng sắp tới… Họ và gia đình thân yêu của mình đã phải hy sinh những niềm hạnh phúc vốn có của bản thân vì cuộc chiến không tiếng súng này.
Để họ vững tâm nơi đầu chiến tuyến thì không thể không nhắc tới sự hy sinh của những người thân nơi quê nhà khi buộc phải trở thành “hậu phương” vững chắc. Và hơn ai hết, chính những đứa con thân yêu của các y bác sĩ ấy sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Vì Covid, những đứa trẻ thơ không còn được ăn bữa cơm mẹ nấu mỗi ngày, không được cha ân cần hỏi han, không được nghe chuyển kể mỗi đêm, không được cha mẹ ở bên chăm sóc lúc ốm đau… Chúng bị tước đi niềm hạnh phúc giản đơn mà đáng lẽ mọi đứa trẻ đều có quyền được hưởng. Rồi thay vì vô tư lo nghĩ, giờ những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi đã “trưởng thành” hơn, thay cha mẹ chăm em, quán xuyến việc nhà… Tất cả chỉ vì “con ngoan để cha mẹ yên tâm chống dịch nhé”!
HT
NGHĨA
“Kính gửi các bác sỹ ở Bắc Giang!
Bọn con là ba chị em – Trần Phương Linh, Trần Phương Uyên, Trần Hoàng Bách. Chúng con học trường Vinschool Times City Hà Nội. Ở nhà, con thường xem tivi cập nhật bản tin thời sự,….và thấy được sự vất vả của các bác sỹ ngày đêm chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân trước dịch Covid – 19 đang bùng phát, đặc biệt là ở Bắc Giang. Con đã thấy những cảnh các bác sỹ ngủ trên đất, ngủ gục ở ghế, bữa ăn cũng như không được tử tế, phải tranh thủ ăn để còn phải làm việc, thậm chí còn bỏ bữa để cấp cứu bệnh nhân….Bọn con ngồi xem tin tức mà cảm thấy rất buồn lòng và muốn đóng góp một chút công sức nhỏ bé cùng đất nước và các bác sỹ chống lại dịch bệnh. Ba chị em con đã dung tiền tiết kiệm để mua đồ về làm mũ chắn giọt gửi về tặng các bác sỹ với một niềm tin nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch để cuộc sống trở lại bình thường. Các bác sỹ sẽ được trở về nhà đoàn tụ với gia đình, công nhân được đi làm bình thường, học sinh chúng em sẽ được quay lại trường học và bọn em được về thăm ông bà nội.
Chúng con chúc các bác sỹ luôn mạnh khỏe vững vàng chiến đấu để chúng ta chiến thắng được đại dịch. Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng!
Ba chị em Phương Linh, Phương Uyên, Hoàng Bách.”
Bức thư gây xúc động đối với nhiều người, đặc biệt khi kèm theo bức thư là những tấm kính chắn giọt bắn tự tay các em làm gửi đến nơi tuyến đầu chống dịch.
Đội ngũ bác sỹ ở bệnh viện dã chiến khu nhà ở xã hội của công ty cổ phần Fuji cám ơn và sẽ nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, sớm quay trở lại những ngày bình thường chân quý, yêu thương.
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 còn cam go, nhưng chắc chắn chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta khi cả "tiền tuyến" và "hậu phương" đều chung ý chí - một ý chí thể hiện niềm tin và sức mạnh Việt Nam!
Chúc các con luôn khỏe mạnh, chăm chỉ học tập tốt, ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ, ông bà. Hẹn các con sau khi hết dịch Covid, một ngày gần nhất về quê hương Bắc Giang xinh tươi!
bạn tham khảo nghe! nhớ k cho mình