K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2019

Chọn đáp án B

21 tháng 3 2017

Chọn đáp án B.

27 tháng 5 2017

Chọn đáp án C

24 tháng 12 2018

Chọn đáp án C.

27 tháng 12 2020

Câu 3:

a/ Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX, vì:

- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh. 

- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.

- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.

- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

b/ Từ sự phát triển của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX, hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- VN cần đầu tư và sử dụng hiệu quả các thành tựu về khoa học kĩ thuật, nhằm thu hút các nhà khoa học đến với nước ta, đồng thời đưa VN thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng khoa học công nghệ.

- VN cần sử dụng các vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ: ODA) sao cho hợp lý. Nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế.

- Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp VN có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài (tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi VN chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải tận dụng khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

- VN có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; cùng nguồn nhân lực dồi dào, chăm chỉ, thông minh -> cần sử dụng và phát huy tối đa khả năng.

- VN cần đào tạo đội ngũ trí thức lãnh đạo cùng các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, nhanh nhạy, kịp thời với xu thế của nhân loại, nhằm đưa đất nước ngày 1 phát triển.

19 tháng 11 2021

C. Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

19 tháng 11 2021

C

1 Hội nghị Ianta ( tháng 2/945) không thông qua quyết định nào? A Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.B Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô tại Châu Âu.C Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.D Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.2 Vì sao "trật tư hai cực I-an-ta" bị sụp đổ? A Liên Xô và Mĩ đặt quan hệ...
Đọc tiếp

1 Hội nghị Ianta ( tháng 2/945) không thông qua quyết định nào? 

A Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B Phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô tại Châu Âu.

C Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

D Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.

2 Vì sao "trật tư hai cực I-an-ta" bị sụp đổ? 

A Liên Xô và Mĩ đặt quan hệ ngoại giao với nhau.

B Liên Xô và Mĩ đều suy yếu vị thế kinh tế, chính trị trên thế giới.

C Liên Xô và Mĩ hợp tác trở lại.

D Liên Xô và Mĩ nhận thấy sự đối đầu không còn cần thiết.

3 Hậu quả lớn nhất do cuộc "chiến tranh lạnh" mang lại cho thế giới là gì? 

A Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, đói nghèo.

B Nhiều nước trên thế giới chị chia cắt.

C Các cuộc chiến tranh xâm lược vẫn tiếp tục diễn ra.

D Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

4 Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: 

A ngoại giao mềm mỏng, tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế.

B thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN.

C tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.

D ủng hộ phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân lao động thế giới.

0
15 tháng 9 2017

Chọn đáp án B.

23 tháng 2 2016

* Hoạt động của các nước phát xít:

- Trong những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít – còn gọi là phe Trục.

- Khối này ngày càng đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới: Nhật chiếm Trung Quốc; I-ta-li-a chiếm Ê-ti-ô-pi-a, cùng với Đức gây chiến ở Tây Ban Nha; Đức  âm mưu hướng tới thành lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.

* Thái độ của Anh Pháp, Mĩ và Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.

- Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, Pháp đã không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động.