Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.Nhưng...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:
– Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.
– Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập I, trang 21, 22)
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
3. Tìm 4 từ láy có trong đoạn trích.
4. Xác định quan hệ từ trong câu:“Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.”
5. Xét về mặt nội dung, tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
6. Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng.
“Vậy mà giờ đây anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.”
7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? Vì sao?
Giups mik vớiiii
Bạn tham khảo nha:
Câu 1. Ở câu văn này, phép điệp ngữ được thể hiện ở cụm từ "xa nhau, giấc mơ". Việc lặp lại từ ngữ như vậy có tác dụng thể hiện được sự bàng hoàng, đau xót đến da diết của nhân vật Thành trong hoàn cảnh hai anh em sắp phải xa nhau. Đồng thời, phép điệp ngữ còn thể hiện được chân thực cảm giác đau đớn, hoàn cảnh chia tay tội nghiệp của hai anh em. Đó là cảm xúc da diết, chỉ mong đó không phải là sự thật. Tóm lại, nhờ phép điệp ngữ mà cảm xúc của nhân vật được bộc lộ một cách chân thực, da diết và sinh động.
Câu 2.
Thành và Thủy đều là những đứa trẻ đáng thương, nạn nhân vô tội trong cuộc li hôn của bố mẹ. Nếu bố mẹ không li hôn thì có lẽ hai anh em đã có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Vì những lí do riêng của bố mẹ mà hai anh em phải xa cách. Điều ấy thật đáng buồn và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của trẻ thơ.Hai anh em đều rất buồn khi phải cách xa nhau nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Nếu tổ ấm gia đình không tan vỡ thì có lẽ sẽ không có cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt này. Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã để lại trong chúng ta rất nhiều cảm xúc đặc biệt về tình cảm anh em thiêng liêng. Đồng thời qua cuộc chia tay ấy, tác giả Khánh Hoài cũng muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy bảo vệ, giữ gìn hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ vô tội không phải chịu tổn thương, mất mát.
Tham khảo!
Câu 1;
- Vậy mà giờ đây , anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ . Một giấc mơ mà thôi.
⇒⇒ Phép điệp ngữ " một giấc mơ " →→ Tăng nhịp điệu cho câu văn hay hơn và sinh động hơn. Đồng thời nêu rõ cảm xúc đau thương, chua xót của người anh trước sự việc mình sắp phải chia xa em yêu quý mãi mãi.
Câu 2:
Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện buồn xoay quanh hai nhân vật Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ mà các em phải chia lìa mỗi người một ngả, tác phẩm mang đến cho người đọc sự xót xa, ngậm ngùi về hoàn cảnh éo le của hai anh em, chính sự gắn bó, yêu thương của hai anh em càng làm cho tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê thấm đượm được tinh thần nhân văn sâu sắc.
Cuộc chia tay của những con búp bê được nhà văn Khánh Hoài lựa chọn điểm nhìn là từ nhân vật Thành, tức theo ngôi kể thứ nhất, cách lựa chọn này khiến cho tác phẩm có cái nhìn chân thực, từng sự kiện, cảm xúc trong tác phẩm cũng gần gũi, sống động hơn trong cảm nhận của người đọc. Mặt khác, lời kể là của nhân vật Thành còn thể hiện được sâu sắc tình cảm yêu thương, gắn bó giữa hai anh em, Thành và Thủy. Có thể nói, hai nhân vật Thành và Thủy được đặt trong hoàn cảnh vô cùng éo le, đó là hạnh phúc gia đình tan vỡ, bố mẹ li hôn, tình cảm an hem bị chia lìa. Cao trào của cảm xúc chính là khoảnh khắc chia tay đầy nghẹn ngào của Thành và Thủy.
Vì những bất đồng trong cuộc sống, bố mẹ của Thành và Thủy đã đi đến quyết định li hôn, mái ấm gia đình tan vỡ là điều không ai mong muốn nhưng người đáng thương, bàng hoàng nhất không phải bố hay mẹ của Thành mà là hai anh em Thành và Thủy. Hai em còn quá nhỏ để chịu đựng nỗi đau đớn, mất mát này. Sự chia lìa này khiến cho các em mất đi một mái ấm gia đình trọn vẹn, tình cảm bị tổn thương sâu sắc, không chỉ không được sống với cả bố và mẹ, mà ngay cả tình cảm anh em thiêng liêng là vậy cũng bị hoàn cảnh nhẫn tâm chia lìa, ngăn cản
Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau, những cử chỉ của sự quan tâm trong tác phẩm khiến cho chúng ta, những độc giả, người đứng ngoài câu chuyện phải mỉm cười trong hạnh phúc, nhưng sau nụ cười ấy lại là những giọt nước mắt xót xa, thương cho hoàn cảnh chia lìa của hai anh em. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, Thành giúp em gái học, hay đến trường đón em vào mỗi chiều tan học. Khi trở về nhà thì hai anh em vừa nắm tay nhau vừa trò chuyện vui vẻ.