Giả sử có một quần thể ong mắt đỏ (là một loài côn trùng ngẫu phối có tác dụng diệt sâu hại cây trồng) đang ở trạng thái cân bằng di truyền.Trong quần thể này,có một locus gồm 3 alen. Alen A1 quy định tính trạng cánh có vết xẻ sâu,alen A2 quy định cánh có vết xẻ nụng còn alen A3 quy định cánh không có vết xẻ.Các alen có quan hệ trội,lặn hoàn toàn theo thứ tự A1>A2>A3, ngoài ra, sự có mặt của các alen này không làm thay đổi sức sống và sinh sản của cá thể. Trong 1000 con ong mắt đỏ phân tích ngẫu nhiên từ quần thể, người ta thấy 250 con cánh không xẻ, 10 con cánh xẻ sâu. Khi cho lại giữa 10 con cánh xẻ sâu này với các con cánh không xẻ sinh ra tất cả các cá thể con có cánh xẻ sâu. Tần số kiểu hình cánh xẻ nông và tỷ lệ về khả năng kết cặp ngẫu nhiên giữa hai cá thể có kiểu hình cánh xẻ được mong đợi trong quần thể này là:
A. 0,56 và 0,563.
B. 0,56 và 0,144.
C. 0,16 và 0,563.
D. 0,16 và 0,750.
Đáp án A
- A3A3 = 250/1000 = 0,25 à A3 = 0,5
- Ta thấy 10 con xẻ sâu mà lai với ko xẻ đều ra xẻ sâu à 10 con đó là thuần chủng
à A1A1 = 10/1000= 0,01 => A1 = 0.1
Vậy tần số alen: A1 = 0,1 ; A2 = 0,4 ;A3 = 0,5
tần số k.hình xẻ nông = 0,42 + 2*0,4*0,5 = 0,56
- Tần số kiểu hình cánh xẻ trong quần thể : 1 - 0,5^2 =0,75
Xác xuất để 1 con xể là 0,75 , vậy để 2 con kết cặp ngẫu nhiên = 0,752 = 0,5625 ≈ 0,563.