Kể câu chuyện về lòng tinh thần vượt khó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.
Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm.
Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm
Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.
- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.
Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.
Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!
(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)
Ototake của Việt Nam
Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.
Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm.
Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm
Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.
- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.
Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.
Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!
(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)
Nếu có người hỏi rằng ai là bạn thân nhất của tôi, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: - “Bạn thân nhất của tôi là Hiền”.
Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên tôi gặp Hiền. Hôm ấy là buổi học đầu tiên. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh vội vã xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi:
- Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây?
Tôi quay lại. Một cô bé tóc hung hung, người khẳng khiu, vẻ mặt hiền lành đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi mới xin vào học lớp 4A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ:
- Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Hiền.
Nói rồi Hiền kéo tay tôi đi. Vào lớp, Hiền giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đầy thiện cảm.
Sau mấy tháng cùng học, tôi nhận ra Hiền học rất giỏi. Những điểm 9, điểm 10 của Hiền làm cho cả lớp phải mến phục. Với tôi, Hiền sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực.
Bỗng nhiên, hai hôm liền Hiền không đi học. Tôi tìm đến nhà Hiền. Nhà cửa trống tuềnh trống toàng, mẹ Hiền ốm nằm thiêm thiếp trên giường. Bác cố ngồi dậy trò chuyện với tôi. Bác cho biết là Hiền đi mua thuốc. Hôm nay, tôi mới biết gia đình Hiền rất nghèo. Quanh quẩn chỉ có hai mẹ con vì bố bạn ấy công tác xa tận trên Tây Bắc. Mẹ ốm, Hiền phải ở nhà chăm sóc mẹ. Mẹ Hiền kể rằng ngoài việc đi học, Hiền còn phải làm phụ mẹ. Sáng nào Hiển cũng dậy sớm giúp mẹ dọn hàng ra chợ. Tôi chợt nhớ một hôm đi học về, Hiền tủm tỉm nói: “Sau này mình sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ”. Vất vả thế mà Hiền vẫn học giỏi nhất lớp. Tôi thầm phục cô bạn bé nhỏ của tôi.
Hiền ơi! Tôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi đầy đủ điều kiện học tập mà lại lười học. Hiền đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Hiền, bao giờ tôi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu.
Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Hiền, tôi thấy mắt cay cay. Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Hiền lắm. Hiền đặt vào tay tôi một bọc ổi to tướng và dặn:
- Oanh cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé!
Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Hiền khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao
nếu thấy hay k mình nha
tham khảo:
Ở con hẻm nhỏ 24/106 thuộc khu phố 5, phường 3, quận Bình Thạnh, nơi gia đình em cư ngụ, ai cũng biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình bạn Đức.
Đức học cùng lớp với em. Bạn ấy theo bố mẹ từ Quảng Ngãi vào thành phố kiếm sống đã được 3 năm. Ngày ngày, bố Đức đi làm thợ xây, mẹ buôn gánh bán bưng, kiếm tiền nuôi bốn đứa con. Đức là con trai lớn nên sớm biết mình phải có trách nhiệm đỡ đần cha mẹ.
Sáu người sống trong gian phòng thuê chỉ rộng độ hơn chục mét vuông. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì đáng giá, nhưng nhìn vào, người ngoài sẽ thấy sự ngăn nắp, sạch sẽ của chủ nhân. Việc dọn dẹp nhà cửa, Đức lo hết để ba mẹ yên tâm. Buổi sáng, Đức dậy sớm phụ mẹ nấu bữa sáng cho cả nhà. Sau đó, mẹ gánh rau ra chợ, bố đi làm và Đức đi học. Mấy lần em hỏi Đức là sao bận rộn như thế mà vẫn học giỏi thì bạn ấy chỉ cười hiền lành: “Mình thương ba mẹ lắm"!.
Ba năm liền, Đức đều đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Điều ấy khiến cho ba mẹ bạn ấy rất tự hào với bà con lối xóm. Tối nào nhà Đức cũng đông khách”. Đó là đám trẻ con gần đấy sang nhờ anh Đức chỉ cho cách làm bài tập. Đức ân cần chỉ bảo, chẳng tiếc thời gian. Vì thế mà bạn ấy được nhiều người quý mến.
Chưa bao giờ em nghe Đức than vãn về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình. Đến lớp, Đức vẫn hoà đồng với các bạn, không hề mặc cảm. Điều mà em thấy rõ nhất ở Đức là sự chăm chỉ, siêng năng cả trong học tập và trong sinh hoạt. Đức thích mang lại niềm vui cho mọi người qua những lời nói, việc làm bình thường hằng ngày.
Một hôm, trên đường đi học về, thấy một cụ già muốn qua đường, Đức bảo em: "Chúng mình giúp bà cụ đi!”. Sang đến bên kia, bà cụ cảm ơn, Đức lễ phép đáp: “Thưa bà, không có chi! Chúng cháu chào bà ạ!”. Sau đó, Đức khẽ nói: “Nhìn bà cụ, mình nhớ bà ngoại ở ngoài quê quá !”. Em hiểu tình cảm của bạn ấy dành cho người thân thật là sâu nặng.
Tuy cùng tuổi, cùng học với nhau mà sao em thấy Đức “lớn” hơn mình nhiều lắm! Mẹ em thường nhắc: “Con chẳng phải học ai cho xa, cứ noi theo bạn Đức ấy. Chăm ngoan, học giỏi như Đức là mẹ vui rồi!". Được như Đức, chắc em phải cố gắng nhiều!Câu chuyện về sự tự chủ: Mình từng nhặt được 200 000 đồng từ bạn cùng phòng, nhưng cuối cùng lại tra nó.
Câu chuyện về lòng tự trọng: Nhiều người khen mình đẹp, hỏi mình mua phấn bán hương nhưng mình vẫn không làm điều đó.
Câu chuyện về ý chí vượt khó: Năm lớp 10 học kì I mình được HSTT, kì II mình được HSG. Nên cả năm mình được HSG. Mình đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều để đạt được kết quả đó.
Cảm xúc khi trải qua những tình huống đó là rất vui và hâm mộ, khâm phục chính bản thân và trân trọng những gì bản thân đã cố gắng.
Hàng ngày ngay tại lớp học của mình. Đó là về bạn Lan, lớp trưởng lớp em. Ở trường, Lan là một học sinh giỏi, thành tích học tập của bạn luôn đứng đầu lớp. Ngoài việc học tốt, Lan còn luôn làm tròn trách nhiệm của một người lớp trưởng. Hàng ngày, Lan luôn đôn đốc các bạn trong lớp học tập và làm bài tập đầy đủ, giữ trật tự và kỷ luật trong trường lớp. Lan luôn là người hết lòng giữ gìn kỷ luật trong lớp và luôn nhắc nhở các bạn kịp thời để có ý thức tốt trong trường lớp. Ngoài ra, Lan còn luôn là người tiên phong trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mà trường tổ chức. Mỗi lần đến dịp trọng đại, Lan luôn là người khởi xướng, giúp các bạn luyện tập, chạy đôn chạy đáo lo liệu cho tiết mục của lớp diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Không những vậy, bạn lúc nào cũng hòa nhã, thân thiện với bạn bè, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô. Bạn nào có bài không hiểu thì đều chạy ra hỏi Lan, Lan đều hết lòng giải thích. Nhờ có Lan mà lớp em luôn giữ được điểm thi đua tốt, nhiều tuần là lớp xuất sắc về cả thành tích học tập và lao động ngoài lớp. Ở nhà, Lan là một người con ngoan và đảm đang. Vì là chị cả nên Lan phải thay bố mẹ chăm sóc cho hai em nhỏ khi bố mẹ vắng nhà. Việc gì Lan cũng làm tốt và cẩn thận từ: nấu cơm, giặt quần áo, phơi quần áo, chăm cây,… Lan là một tấm gương tốt về tinh thần.
Tuy la hoc sinh yeu trong lop nhung Mai van phan dau hoc tap.
Vì sao những khó khăn gian khổ trên hành trình dài đằng đẵng 30 năm tìm đường cứu nước vẫn không làm Người chùn bước, hay trước sự xa hoa tráng lệ của những đô thị và cuộc sống ở phương Tây hay nước Mỹ mà Người có dịp đặt chân đến vẫn không thể cám dỗ và làm lay chuyển được sự quyết tâm và lập trường kiên định của Người… Chỉ duy nhất có Người, với chuyến đi lịch sử 40 ngày của mình (từ Sài Gòn đến Marseille - nước Pháp), đã mở ra một chương lịch sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam, cho thế giới thuộc địa và cho tất cả những con người bị áp bức trên Trái đất này. Có thể khẳng định ý chí và nghị lực là hai yếu tố rất quan trọng giúp Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi ra tìm đường cứu nước và cũng chính ý chí, nghị lực đã giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ trong hành trình bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục, hơn 30 quốc gia và các vùng lãnh thổ, qua hàng trăm thành phố lớn nhỏ để tìm con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam.
Bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh tư liệu: Báo Điện tử Đảng cộng sản. |
Ở Nguyễn Tất Thành, ý chí và nghị lực được hình thành, phát triển trong môi trường sống và điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước, từ những tố chất cá nhân của Người và thừa hưởng từ cha mẹ, gia đình, quê hương. Người sinh ra và lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân bị lầm than đói khổ. Quê hương Người là Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước với những tên tuổi lớn như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu… Người xuất thân trong một gia đình nhà Nho nền nếp, mang những nét đặc trưng của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Cha của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ Phó bảng trong kỳ thi Hội năm 1901 nhưng nhiều năm liền trì hoãn việc làm quan bởi với ông: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ Việt Nam điển hình, làm nghề nông và dệt vải, tần tảo nuôi chồng con ăn học. Được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp của quê hương xứ Nghệ; của ý chí học tập và sự kiên nhẫn của người cha, của tâm hồn và tình cảm của người mẹ hiền, Nguyễn Tất Thành và anh chị em của mình ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, giàu lòng vị tha, nhân ái, chan hòa trong nghĩa cử đồng bào.
Bản thân Người, ngay từ thuở nhỏ đã có tố chất thông minh, ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ. Được cha gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo có tư tưởng yêu nước tiến bộ, Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt, bế tắc của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan. Lớn lên, càng tiếp cận với nền văn minh Pháp qua sách vở học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành càng muốn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của Tây Âu. Những điều thầy dạy ở trường khác xa với cuộc sống, với thân phận của người dân mà Người phải chứng kiến hằng ngày. Rồi thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi Người tự xác định mục đích cho hành động và định hướng hoạt động của mình: Rời Tổ quốc, sang phương Tây tìm đường cứu nước, cứu dân. Như chính Người đã xác nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Nga Osip Mandelstam năm 1923: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(1).
Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục những khó khăn, gian khổ, không chỉ vượt qua khó khăn, gian khổ mà còn vượt qua cả những cám dỗ để vững vàng, kiên định với lý tưởng, mục đích của mình. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Và nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành là vào năm 1900. Mới 11 tuổi Người đã mất mẹ và em trai nhỏ, phải thay cha, thay anh chị, nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm ở Huế để lo tang cho mẹ. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người sau này.
Thời điểm đầu thế kỷ XX, với Nguyễn Tất Thành và phần đông người Việt Nam lúc bấy giờ, thế giới Đông - Tây vẫn còn khép kín, tách biệt. Con đường đi sang phương Tây của tầng lớp lao động chỉ rộng mở hơn nếu họ có quan hệ với ngành hàng hải, thương mại. Nghĩ đến cuộc hành trình lênh đênh trên biển hàng vạn dặm, không phải Nguyễn Tất Thành không có băn khoăn. Người nói về quyết định của mình, bày tỏ những băn khoăn của mình với một người bạn, “đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm…”, đồng thời bày tỏ nguyện vọng khuyên người bạn cùng đi. Và khi người bạn không dám mạo hiểm ra đi, Người đã quyết tâm ra đi bằng đôi bàn tay trắng, với ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”(2).
Cả cuộc hành trình 30 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất Thành phải đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách. Những ngày khó khăn, cực nhọc đầu tiên đó là những ngày Người làm phụ bếp trên tàu Latouche Tréville: Mỗi ngày phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá... Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành, thậm chí có lần suýt chết đuối vì biển nổi sóng to... Nhiều lúc tưởng chừng như Người không vượt qua nổi thử thách đầu tiên. Nhưng ý chí và nghị lực kiên cường, càng gian khổ, khó khăn sức chịu đựng của Người ngày càng rắn rỏi. Công việc quen dần, nỗi vất vả như lùi lại phía sau mỗi hải lý con tàu vượt qua. Những năm tháng đặt chân đến Anh, Pháp, Mỹ, Nguyễn Tất Thành tiếp tục trải qua những tháng ngày lao động gian khổ với nhiều nghề vất vả khó khăn để kiếm sống và nuôi chí lớn tìm con đường cứu nước.
Những ngày trên đất nước Mỹ (năm 1912), Nguyễn Tất Thành làm thuê ở quận Brooklyn (ngoại vi thành phố New York) rồi làm thợ bánh và phụ giúp đầu bếp nấu những món ăn Pháp ở khách sạn Omni Parker House (Boston). Tại nước Anh (năm 1913), Người từng làm các công việc nặng nhọc như cào tuyết ở trường học, đốt lò ở hầm, làm phụ bếp ở khách sạn Drayton Court, làm dọn dẹp và rửa bát đĩa ở khách sạn Carlton trước khi được đầu bếp huyền thoại người Pháp Escosffier chuyển Người lên khu vực làm bánh và “truyền nghề” cho để Người có số lương cao hơn và có thì giờ hơn để học tiếng Anh. Những ngày trở lại Pháp (năm 1917) cuộc sống hết sức khó khăn, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một cửa hàng ảnh, công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Người còn làm nhiều nghề khác như: Làm đồ giả cổ, vẽ quạt, lọ hoa, chao đèn… Mùa đông giá rét, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người đều để một viên gạch vào bếp lò của bà chủ nhà. Đến chiều, Người lại lấy viên gạch ra, bọc trong những tờ báo cũ rồi để trên giường cho đỡ rét. Ăn uống thiếu thốn cùng với lao động và hoạt động vất vả, sức khoẻ của Nguyễn Tất Thành giảm sút, nhưng nhờ vào ý chí nghị lực rèn luyện Người đã vượt qua những khó khăn về sức khoẻ để tiếp tục tham gia vào những hoạt động chính trị.
Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong cuộc hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, giám sát, hăm dọa và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Bản án tử hình vắng mặt (năm 1929) và những ngày bị thực dân Anh bắt giam tại Nhà ngục Victoria, Hồng Kông (năm 1931) mà Người đã trải qua và tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm Nguyễn Tất Thành chùn bước. Ngược lại, những thử thách đó càng tiếp thêm cho Người nghị lực, ý chí và sức mạnh để cổ vũ Người vượt qua, kiên định lập trường của mình là tìm con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Dù chịu cảnh tù đày nghiệt ngã trong dãy xà lim “bề rộng chỉ vừa một người nằm xiên xiên” nhưng sau này khi viết lại những năm tháng ấy, Người chỉ nói đến tâm tư của mình “khi bị bắt giam, trong tâm trạng chỉ có một điều là lo, không phải là lo cho số phận của mình sau này sẽ ra sao… lo là lo những công việc mình làm xong, ai sẽ tiếp tục làm thay?”.
Có thể nói, ý chí và nghị lực là tố chất rất quan trọng đối với mỗi một con người, giúp con người xác định mục đích và đưa ra những quyết định cho hướng hoạt động của mình và giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm đạt được mục đích. Ở Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực mang tính nhân văn sâu sắc và được thể hiện ở một tầm cao mới, định hướng cho lý tưởng, cho mục đích cao cả trọn cuộc đời của Người: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn gian khổ trong hành trình suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.
Tham Khảo
Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc , là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang , người không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiệt xuất mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới . Điển hình đây với bài thơ Vọng Nguyệt ( Ngắm Trăng ) của Bác cho ta thấy hình ảnh trong tù bị đày đọa khổ sở biết nhường nào nhưng người vẫn có thể sáng tác ra một bài thơ hay đến như vậy. Phải chăng bài thơ Ngắm Trăng này của Bác ngoài nói về tình yêu thiên nhiên say mê của bác , phong thái ung dung của Bác ngay cả khi trong cảnh tù đày màn còn là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó. Bác đã vượt khó qua chính suy nghĩ , qua chính bộ não của mình và qua chính bộ não của bản thân bằng chính con người mình . Bác chẳng buồn bã hay chán nãn , trong cảnh tù đày Bác vẫn lạc quan yêu đời , Bác vượt lên chính bản thân mình để thưởng thức được vẻ đẹp của đất trời , của ánh trăng . Vậy tại sao chúng ta không coi đó là một tấm gương đáng để ta noi theo ? Với thời bình hiện nay , có lẽ đa số mọi người sinh ra đã khỏe mạnh , đã giàu có rồi nhưng tinh thần vượt khó thì các bạn vẫn cần . Bạn đã bao giờ nghĩ rằng học hành là vất vả và không muốn học nữa , hay bạn đang nghĩ rằng mình đang sống khổ sở . Vậy thì Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ , Nguyễn Ngọc Ký bị tật cả 2 tay nhưng vẫn có nghị lực phi thường đương đầu với số phận, không cam lòng với tật nguyền . Bạn thấy đấy còn nhiều người vẫn khổ hơn chúng ta nhưng họ vẫn cố gắng vượt khó thì sao chúng ta lại không vượ khó nhỉ . Bạn vượt khó bằng cách dám đương đầu với mọi thách thức, bạn vượt khó bằng cách vươn lên chính bản thân mình mà chăm chỉ học bài , bạn vượt qua những sự ích kỷ của bản thân . Thì theo tôi đấy là một điều rất nên làm . Sự vượt khó chưa bao giờ là sai lầm chưa bao giờ mang lại điều tồi tệ với ta mà nó chỉ cho ta sống có giá trị , cho ta một đức tính tốt , sống có ích cho xã hội hơn bao giờ hết .
Tham khảo:
Cuối tuần vừa rồi, em được sang nhà chị Mai chơi. Hôm ấy, em được nghe chị Mai kể rất nhiều câu chuyện thú vị. Trong đó, câu chuyện khiến em ấn tượng nhất là về Linh - học sinh cùng lớp của chị Mai - một tấm gương sáng có thực về sự kiên trì vượt khó trong học tập.
Theo chị Mai kể, anh Linh là một nam sinh có thân hình cao, gầy, nhưng dẻo dai, tràn trề sức sống như một cây tre ngà. Là một học sinh lớp 11, anh ấy luôn là con ngoan, trò giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu mến. Thế nhưng, điều khiến ai cũng phải bất ngờ chính là về hoàn cảnh gia đình anh Linh. Anh ấy lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Bố mất sớm, một mình mẹ anh Linh nuôi anh ấy ăn học. Đã vậy, mẹ anh ấy lại còn ốm yếu, không thể làm được việc nặng. Thế nên, hằng ngày chăm sóc vườn rau, rồi đem ra chợ bán, kiếm sống qua ngày. Thương mẹ, hằng ngày, sau giờ học, anh Linh lại giúp mẹ cuốc đất, trồng rau, tưới cây… Rồi anh còn quét dọn nhà cửa, nấu cơm và làm các công việc nhà khác. Mỗi sáng, anh ấy dậy sớm, giúp mẹ hái rau chở ra chợ rồi mới đi đến trường. Nghe chị Mai kể, mà em vô cùng xúc động trước sự hiếu thảo của anh.
Tuy nhiên, dù luôn bận rộn với những công việc gia đình như vậy, nhưng anh Linh lại học rất giỏi. Chị Mai bảo, anh Linh chưa bao giờ đi học mà không làm bài tập về nhà hay không học thuộc bài cũ. Tiết học nào, anh ấy cũng tập trung, chăm chỉ phát biểu. Thành tích học tập của anh Linh lúc nào cũng nằm trong top 5 của cả lớp. Năm ngoái, anh ấy còn được giải ba kì thi Toán cấp thành phố nữa. Thật là đáng kinh ngạc. Dù hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó, nhưng anh Linh luôn cố gắng học tập chăm chỉ, đạt kết quả cao. Mỗi ngày anh ấy luôn biết nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ để có thể vừa là một học sinh giỏi, chăm ngoan, lại vừa là một người con hiếu thảo. Chính vì thế, mà anh Linh luôn được mọi người yêu mến và nể phục.
Trên đường trở về nhà, trong đầu em cứ mãi suy nghĩ về tấm gương vượt khó trong học tập là anh Linh. Càng nghĩ em càng cảm thấy xấu hổ về mình. Khi cuộc sống của em khá đủ đầy, nhưng lại lười biếng học hành. Nhiều lần không làm bài tập về nhà, không cố gắng hết sức trong học tập. Và em quyết tâm, từ hôm nay trở đi, em sẽ thay đổi mình. Em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ, không ham chơi, sao nhãng nữa. Đồng thời, em sẽ dành thời gian để phụ giúp bố mẹ các công việc trong gia đình mà em có thể làm được.
Đối với em, anh Linh không chỉ là một nhân vật trong câu chuyện kể. Mà anh ấy còn là tấm gương sáng, là động lực để em noi theo mà thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn. Em mong rằng anh ấy luôn mạnh khỏe, học tập tốt và thật thành công trong cuộc sống.