K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2018

Đáp án B

Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là vai trò của Liên hợp quốc, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử, đến tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua hiến pháp, tuyên bố thành lập vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương. Từ đó, đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới. Sau khi ký kết hiệp nghị hoà bình, hoàng thân Shihanouk trở về thủ đô Phnom Penh mà ông xa cách đã 13 năm. Liên hợp quốc cũng rất nhanh chóng cử ngay cơ cấu quyền lực của mình tại Campuchia và 22.000 nhân viên duy trì hoà bình của Liên hợp quốc. Qua cố gắng của các bên, tháng 5/1993, Campuchia đã cử hành cuộc bầu cử toàn quốc từ hơn hai mươi năm nay, Shihanouk được các phái nhất trí ủng hộ tôn sùng làm nguyên thủ quốc gia; ngày 24/9, một lần nữa lại lên ngôi quốc vương. Phía “Khmer Đỏ” do từ chối không tham gia bầu cử, nên năm 1994 bị tuyên bố là tổ chức phi pháp.

Xét cho cùng vấn đề Campuchia có liên quan đến cả Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình đối thoại giữa Việt Nam và ASEAN từ 1985 đến 1991 đã góp phần quan trọng trong việc hình thành giải pháp chính trị cho “vấn đề Căm-pu-chia”, đẩy Trung Quốc vào thế “người ngoài cuộc” và buộc phải nối lại đàm phán với Việt Nam và cộng đồng quốc tế để cùng giải quyết triệt để vấn đề này.

=> Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “Vấn đề Campuchia”.

1 tháng 12 2021

B

23 tháng 1 2019

Đáp án B

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, vấn đề tranh chấp ở biển Đông đang rất được người dân quan tâm. Trong cuộc tranh luận, một bạn học sinh lớp 11D có ý kiến cho rằng: Giải quyết tranh chấp là vấn đề của Nhà nước và quân đội, còn người dân bình thường đâu biết gì mà tham gia, huống hồ là học sinh nhỏ tuổi như chúng mình. Nếu em cũng tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm...
Đọc tiếp

Hiện nay, vấn đề tranh chấp ở biển Đông đang rất được người dân quan tâm. Trong cuộc tranh luận, một bạn học sinh lớp 11D có ý kiến cho rằng: Giải quyết tranh chấp là vấn đề của Nhà nước và quân đội, còn người dân bình thường đâu biết gì mà tham gia, huống hồ là học sinh nhỏ tuổi như chúng mình. Nếu em cũng tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?

A. Không quan tâm ý kiến của bạn, chỉ cần mình có trách nhiệm là được

B. Phê phán gay gắt và cho rằng bạn là người phản quốc

C. Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi sinh hoạt về chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

D. Ủng hộ ý kiến của bạn vì mình còn nhỏ, chưa thể tham gia thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh

1
25 tháng 7 2018

Để giải quyết vấn đề, nên trao đổi cùng GVCN để tổ chức sinh hoạt lớp về chủ đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, tuyên truyền và định hướng một cách đúng đắn về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, những việc nên làm của học sinh – sinh viên trong xã hội hiện nay.

Đáp án cần chọn là: C

20 tháng 3 2018

Chọn đáp án A

Một trong ba sự kiện được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh đó là sự ra đời của "Kế hoạch Macsan" (6 - 1947). Với sự viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu

19 tháng 6 2017

Chọn đáp án A

Một trong ba sự kiện được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh đó là sự ra đời của "Kế hoạch Macsan" (6 - 1947). Với sự viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

13 tháng 3 2018

Đáp án A

Một trong ba sự kiện được xem là khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh đó là sự ra đời của "Kế hoạch Macsan" (6 - 1947). Với sự viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

23 tháng 3 2018

Đáp án C

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.