Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài đã học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đồng nghĩa:
+ Người sống hơn đống vàng.
+ Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.
+ Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Trái nghĩa:
+ Của trọng hơn người.
+ Ăn cháo đá bát.
+ Được chim bẻ ná,
được cá quên nơm.
Câu đồng nghĩa:
- Người là vàng, của là ngãi
- Người sống hơn đống vàng.
- Lấy của che thân không ai lấy thân che của.
- Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…
Câu trái nghĩa:
- Của trọng hơn người.
- Giàu đổi bạn sang đổi vợ
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Câu đồng nghĩa:
- Một yêu tóc bỏ đuôi gà, hai yêu răng trắng như ngà dễ thương
- Cái nết đánh chết cái đẹp
- Ngó lên đầu tóc em tròn
Hàm răng em trắng, miệng cười dòn anh mê
- Người về người nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng người cười
- Trăm quan mua lấy nụ cười
Ngàn quan chẳng tiếc, tiếc người răng xinh
Câu trái nghĩa:
- Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu đồng nghĩa:
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
- Giấy rách giữ lấy lề
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Câu trái nghĩa:
- Con ơi nhớ lấy lời cha, một đêm ăn trộm bằng ba năm làm
- Đói anh vụng, túng làm liều
4. Học ăn, học nói, học gói , học mở
Câu đồng nghĩa:
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
- Nói hay còn hơn hay nói.
- Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Lời chào cao hơ mâm cỗ
Câu trái nghĩa:
- Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải chân
5. Không thầy đố mày làm nên
Câu đồng nghĩa:
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Hoặc
- Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu trái nghĩa:
- Học thầy không tày học bạn
Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly
6. Học thầy không tày học bạn
Câu đồng nghĩa:
- Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Hoặc
- Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Câu trái nghĩa:
- Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Không thầy đố mày làm nên
7. Thương người như thể thương thân
Câu đồng nghĩa:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Chị ngã em nâng
- Lá lành đùm lá rách
Câu trái nghĩa:
- Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán
- Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại
- Thân trâu trâu lo, Thân bò bò liệu
8.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu đồng nghĩa:
- Uống nước nhớ nguồn;
- Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giầm, xàng
- Ăn cây nào rào cây ấy
Câu trái nghĩa:
- Qua cầu rút ván
- Ăn cháo đá bát
- Ăn cây táo rào cây sung
- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu đồng nghĩa:
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công đại thành công
- Góp gió thành bão
- Đoàn kết gây sức mạnh
Câu trái nghĩa:
- Lắm thầy nhiều ma
Lắm cha con khó lấy chồng
- Mỗi người một nắm là đắm đò ông
*Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
*Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.
chúc bạn học tốt nha
Tham khảo nha bạn:
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
=>Con chuồn chuồn bay cao tức là áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp suất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.
2. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.
Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.
3. Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có, mưa rào rất to.
=>Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to.
4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa
5. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
Đây là kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết: khi nhìn lên bầu trời thấy trời cao, mây trong xanh thì không có mưa, ngược lại nếu thấy mây trắng bay đầy, bầu trời thấp thì sẽ có mưa.
1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.
2. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
=>Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3. Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.
=>Muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt
4. Một tiền gà, ba tiền thóc.
=>Món lợi nhỏ đòi hỏi sựu thiệt thòi lớn
5. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
b) Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong những câu tục ngữ trong số đó, nó thể hiện kinh nghiệm gieo trồng mà ông cha ta đã quan sát được khi trồng trọt, trải qua hàng ngàn năm. Từ khoai mà có củ, từ mạ mà thành lúa, thành gạo, chúng đều là những loại lương thực thiết yếu và quan trọng. Thế còn “ đất lạ “ , “ đất quen “ là những từ ngữ chỉ trạng thái sử dụng của ruộng nương. “ Đất lạ “ ý chỉ những ruộng đất trồng đổi vụ, tức là vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác, không giống nhau. Còn “ đất quen “ thì ngược lại, là những thửa ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó. Cả câu tục ngữ muốn nói lên kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta, nghĩa là muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt. Ta cũng có thể hiểu ý câu tục ngữ theo ý rẳng, khoai muốn có năng suất tốt thì nên đem trồng ở những ruộng đất mới, chưa trồng khoai ở vụ trước đó, hay ruộng đã được cày bừa, ven vén, chăm bẵm tốt, tức là khác về chất.
1.Một mặt người bằng mười mặt của.
=>Người sống, đống vàng.
=>Người ta là hoa đất.\
=>Người là vàng, của là ngãi.
2.Cái răng, cái tóc là góc con người.
=>Con mắt là mặt đồng cân.
3.Đói cho sạch, rách cho thơm.
=>Giay rách phải giữ lấy lề.
5.Học ăn, học nói, học gói, học mở.
=>Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
=>Lời chào cao hơn mâm cỗ.
5.Không thầy đố mày làm nên.
6.Học thầy không tày học bạn.
=>Thua thầy một vạn
Không bằng kém bạn một li.
=>Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
=>Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
7.Thương người như thể thương thân.
=>Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
8. An quả nhớ kẻ trồng cây.
=>An khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
=>Uống nước nhớ nguồn.
9.Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
=>Đoàn kết gây sức mạnh
=>Mỗi người một nắm thời đắm đò ông
Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:
- Máu chảy ruột mềm
- Chết vinh còn hơn sống nhục
Một số câu tục ngữ trái nghĩa:
- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
- Trọng của hơn người