K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

 

Nhóm đất

Đất Feralit

Đất phù sa

Đặc điểm

- Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.

- Đất thường có màu đỏ vàng.

- Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn.

- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.

- Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu.

Giá trị sử dụng

- Đối với nông nghiệp:

+ Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,...

+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

- Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất.

- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

- Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhóm đất

Đất Feralit

Đất phù sa

Đặc điểm

- Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ

thoát nước.

- Đất thường có màu đỏ vàng.

- Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua,

nghèo các chất badơ và mùn.

- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.

- Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu.

Giá trị sử dụng

- Đối với nông nghiệp:

+ Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm,

cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi

gia súc lớn,...

+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực

phẩm và cây lương thực.

- Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển

rừng sản xuất.

- Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây

lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

- Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và

nuôi trồng thuỷ sản.

 
14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

Loại khoáng sản

Tên một số mỏ khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

- Cẩm Phả, Hạ Long

- Sơn Dương

- Quỳnh Nhai

- Nông Sơn

- Quảng Ninh

- Tuyên Quang

- Sơn La

- Quảng Ngãi

Dầu mỏ

- Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

- Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

- Tiền Hải

- Thái Bình

Bô-xit

- Đăk Nông, Di Linh

- Tây Nguyên

Sắt

- Tùng Bá

- Trấn Yên

- Trại Cau

- Hà Giang

- Yên Bái

- Thái Nguyên

A-pa-tit

- Lào Cai

- Lào Cai

Đá vôi xi măng

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

- Kỳ Anh

- Phú Vàng

- Quy Nhơn

- Nghệ An

- Huế

- Bình Định


2.

* Nhận xét chung:

- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...

* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:

- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:

Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.

+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.

+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.

+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.

- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).

- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).

- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)

- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

3 tháng 2 2023

Các thành phần và cảnh quan địa lí

Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực

a. Các vòng đai nhiệt

- Vòng đai nóng

- Vòng đai ôn hòa

- Vòng đai lạnh

- Vòng đai băng giá vĩnh cửu

b. Các đai khí áp

- Đai áp thấp xích đạo

- Đai áp cao cận nhiệt đới

- Đai áp thấp ôn đới

- Đai áp cao địa cực

c. Các đới gió chính

- Đới gió Mậu dịch

- Đới gió Tây ôn đới

- Đới gió Đông cực

d. Các đới khí hậu

- Đới khí hậu Xích đạo

- Đới khí hậu cận Xích đạo

- Đới khí hậu nhiệt đới

- Đới khí hậu cận nhiệt

- Đới khí hậu ôn đới

- Đới khí hậu cận cực

- Đới khí hậu cực

e. Các kiểu thảm thực vật

- Rừng nhiệt đới, xích đạo

- Xavan, cây bụi

- Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao

- Hoang mạc, bán hoang mạc

- Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

- Rừng cận nhiệt ẩm

- Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới

- Rừng lá kim

- Đài nguyên

- Hoang mạc lạnh

f. Các nhóm đất chính

- Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới

- Đất đỏ, nâu đỏ xavan

- Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc

- Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm

- Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng

- Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao

- Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới

- Đất pốt dôn

- Đất đài nguyên

- Băng tuyết

26 tháng 2 2023
  bệnh sốt rét bệnh kiết lị
tác nhân gây bệnh do trùng sốt rét gây lên do trùng kiết lị gây lên
con đường lây bệnh truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi lây qua đường tiêu hoá
biểu hiện bệnh sốt, rét, người mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu đau bụng đi ngoài, phâncos thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói,...
cách phòng tránh bệnh diệt muỗi, mắc màn khi ngủ,  vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, ắn chín uống sôi , đảm bảo

 

23 tháng 2 2017

a) Vị trí địa lí

- Phía bắc giáp các tỉnh phía nam Trung Quốc, giao lưu thuận lợi bằng đường bộ và đường sắt qua các cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Mường Khương (Lào Cai),...

- Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất nước Lào.

- Phía đông giáp Biển Đông có tiềm năng phát triển du lịch, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Phía nam giáp Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Giao lưu dễ dàng với Đồng bằng sông Hồng bằng đường ô tô, đường sắt, nhất là vùng Đông Bắc. Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nguồn lao động lớn nhất cả nước.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: khá đa dạng, có sự khác biệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

+ Tây Bắc núi non hiểm trở, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, chạy theo hương tây bắc - đông nam, là bức tường chắn gió mùa Đông Bắc.

+ Đông Bắc núi thấp và đồi, với các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) đã tạo điều kiện cho các khối không khí lạnh xâm nhập sâu vào nội địa.

Sự đa dạng về địa hình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành sản xuất như nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.

- Đất đai:

+ Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là chè, cây dược liệu quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả,...), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, bông, lạc, thuốc lá), trồng rừng.

+ Đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh,... có thể trồng cây lương thực.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới, các cây đặc sản.

- Tài nguyên nước: là nơi bắt nguồn của nhiều con sông hoặc ở thượng lưu các sông lớn nên có tiềm năng lớn về thủy điện. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Giao thông thủy có thể thực hiện thuận lợi giữa vùng trung du với Đồng bằng sông Hồng.

- Tài nguyên sinh vật:

+ Diện tích rừng còn tương đối nhiều, trong rừng có nhiều loài gỗ quý, chim thú quý, nhiều lâm sản dưới tán rừng (không kể gỗ). Rừng ở đây ngoài giá trị kinh tế còn tác dụng hạn chế lũ quét, chống xói mòn đất. Trung du và miền núi Bắc Bộ có các vườn quốc gia: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Bể (Bắc Kạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang), Xuân Sơn (Phú Thọ), Hoàng Liên (Lai Châu, Lào Cai).

+ Trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m có nhiều đồng cỏ, có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.

+ Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường vịnh Bắc Bộ. Ven bờ và các đảo có khả năng nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu):

* Than tập trung ở Quảng Ninh (trữ lượng khoảng 3,6 tỉ tấn), chiếm 90% trữ lượng than cả nước, chủ yếu là than antraxit với chất lượng vào loại tốt nhất ở vùng Đông Nam Á.

* Ngoài ra còn có các mỏ than khác:

· Than nâu: Na Dương (Lạng Sơn).

· Than mỡ: Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quỳnh Nhai (Điện Biên), Sơn Dương (Tuyên Quang).

+ Khoáng sản kim loại:

* Kim loại đen:

· Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trấn Yên (Yên Bái), Văn Bản (Lào Cai).

· Mangan: Tốt Tát (Cao Bằng), Tuyên Quang.

· Titan: Sơn Dương (Tuyên Quang).

* Kim loại màu:

· Chì - kẽm: Chợ Đồn (Bắc Kạn), vùng mỏ Sơn Dương (Tuyên Quang).

· Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang).

· Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang).

· Vàng: Na Rì (Bắc Kạn), Sơn La,...

· Bôxit: Cao Bằng, Lạng Sơn.

· Đất hiếm: Lai Châu.

+ Khoáng sản phi kim loại:

· Apatit: Cam Đường (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

· Pirit: Phú Thọ.

· Phốtphorit: Hữu Lũng (Lạng Sơn).

· Đá quý: Lục Yên (Yên Bái).

· Đá vôi: Hà Giang, Sơn La,...

- Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú:

+ Du lịch núi: Lạng Sơn, Sa Pa, Ba Bể,...

+ Du lịch biển: Có các bãi lắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh). Vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân số: hơn 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,2% số dân cả nước. Mật độ dân số ở miền núi 50 - 100 người/km2, ở trung du 100 - 300 người/km2.

+ Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.

+ Là vùng căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:

Bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế: thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Nậm Mu, nhiệt điện Uông Bí, hóa chất Việt Trì - Lâm Thao, gang thép Thái Nguyên, chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), Thái Nguyên, Yên Bái.

- Chính sách:

+ Chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước.

+ Chính sách giao đất giao rừng, khoán 10 trong nông nghiệp.

+ Phân bố lại dân cư và lao động.

+ Phát triển các ngành công nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng.

Như vậy, với tiềm năng phong phú và da dạng, Trung du và miền núi Bắc Bộ có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh.