K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

a/ Mở đoạn: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

b/ Thân đoạn:

- Nhận được tin cấp báo quân Thanh chiếm được thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và thân chinh cầm quân đi dẹp giặc.

- Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

- Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

c. Kết đoạn:

- Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ với lòng yêu nước quả cảm tài chí và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê.

Phần 2: Đọc đoạn truyện sau trích Hồi 14, Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái    “- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta,...
Đọc tiếp

Phần 2: Đọc đoạn truyện sau trích Hồi 14, Hoàng lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái

    “- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”.

1.Giải thích nhan đề tác phẩm. (0,5đ)

2.Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào ? Những dấu hiệu nào cho em biết điều đó ?(1đ)

3.Xét theo mục đích nói, 2 câu cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì ? Kiểu câu đó có những đặc điểm cơ bản nào ? (1đ)

4. Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu để trình bày cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích trên. Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép, gạch chân câu ghép đó.(3,5đ)

1
3 tháng 3 2022

cuu toi moiii

 

Trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ mười bốn), nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái có viết:... “ - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp...
Đọc tiếp

Trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ mười bốn), nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái có viết:

... “ - Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bọc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó ta hiểu được những nét đẹp tính cách nào của nhân vật?

Câu 2: Xét về mục đích nói, câu “Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”thuộc kiểu câu gì? Vì sao em cho là như vậy?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 12 câu theo cách tổng - phân - hợp phân tích đoạn trích trên để thấy được trí tuệ sáng suốt và nhạy bén của nhân vật “ta”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và trợ từ (Gạch chân và chú thích rõ câu nghi vấn và trợ từ).

0
8 tháng 9

Trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” hồi thứ 14, hình tượng Nguyễn Huệ nổi lên sáng ngời phẩm chất của một người anh hùng. Điều đó được thể hiện rõ nét qua hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt, sâu sắc, nhạy bén, ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng và tài dụng binh như thần, oai phong lẫm liệt trong trận đấu. Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là một con người hành động xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và quả quyết vô cùng. Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi sau đó, chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ làm được nhiều việc lớn. Ông còn là một người có trí tuệ sáng suốt hơn người, trí tuệ ấy được biểu hiện trong việc xét đoán, dùng người, biết phân tích tình hình thời cuộc và tương quan ta-địch. Qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, ông đã đánh thức, khơi dậy ý thức độc lập cũng như tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần quật khởi để kích thích mọi người. Khi mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà Quang Trung tuyên bố như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi thắng một nước lớn gấp mười lần nước mình. Điều đó đã thể hiện ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua sáng suốt, một người anh hùng không chỉ chiến đấu trên danh nghĩa, chỉ huy một chiến dịch thực sự. Khí thế của nghĩa quân Tây Sơn khiến kẻ thù khiếp vía thốt nên rằng “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất lên”. Nổi bật trong trận đánh là hình ảnh Quang Trung “cưỡi voi đốc thúc, mặc áo bào đỏ, mặt sạm đen khói súng.” Thật oai phong, lẫm liệt biết nhường nào! Quang Trung - Nguyễn Huệ thật sự là một người anh hùng trí dũng song toàn, sáng ngời hào khí dân tộc.Từ đó, cho thấy phẩm chất cao quý của dân tộc ta.

   
8 tháng 9

Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.