K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TỰ LUẬN ( 5,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "THẦY" Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ... Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng...
Đọc tiếp

TỰ LUẬN ( 5,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "THẦY" Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ... Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu . <Ngân Hoàng>

a.Tìm hai đại từ, hai quan hệ từ có trong bài thơ trên? *

b. Nêu nội dung chính của bài thơ? *

c. Bài học em nhận thức sau khi đọc bài thơ là gì? *

mn giúp mình vs đng cần gấp ạ

 

0
CM
16 tháng 12 2022

Bài học rút ra: luôn biết ơn, kính trọng những người thầy, người cô đã truyền dạy tri thức, dạy dỗ chúng ta.

7 tháng 1 2021

Tham khảo:

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

16 tháng 2 2022

Đây là viết cảm nhận hay đoạn thơ mới vậy em? Chị thấy đây là 1 khổ thơ về thầy trò rồi còn viết gì nữa nhỉ?

5 tháng 4 2022

đừng spam nx

5 tháng 4 2022

???

ĐỌC HIỂUTHẦYCơn gió vô tình thổi mạnh sáng nayCon bỗng thấy tóc thầy bạc trắngCứ tự nhủ rằng đó là bụi phấnMà sao lòng xao xuyến mãi không nguôiBao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ...Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lạiMái chèo đó là những viên phấn trắngVà thầy là người đưa đò cần mẫnCho chúng con định hướng tương laiThời gian ơi xin dừng lại đừng trôiCho chúng con khoanh tay cúi đầu lần...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU

THẦY

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu .

<Ngân Hoàng>

Câu 1: Xác định thể thơ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính

Câu 3: Xác định phép tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ sáu

Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn

Câu 4: Nêu nội dung chính của bài thơ

Câu 5: Bài học em nhận thức sau khi đọc bài thơ là gì?

Câu 6: Từ bài thơ trên, em hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người thầy

1
5 tháng 4 2022

Thể thơ: Tự do
PTBĐ: Biểu cảm
So sánh:Mái chèo-Viên phấn trắng
             Thầy-Người đưa đò cần mẫn 
Tác dụng: Gợi lên được vai trò, công lao của người thầy là người lái đò đưa học trò đến thành công.Gợi được lòng biết ơn, tình cảm của tác giả.
Bài học nhân thức: Mỗi chúng ta, nhất là học sinh phải biết ơn người thầy của mình, phải chăm chỉ rèn luyện đạo đức, nỗ lực học tập để đền đáp công lao của người thầy.

1 tháng 1

- Những câu thơ gợi lên cảm xúc trân trọng, thương thầy của một bạn học sinh. Bạn học sinh trong bài thơ trên thương thầy tóc bạc phơ, muốn thời gian dừng lại đừng trôi để thầy được trẻ lại, còn học thầy lâu hơn. Ngoài ra, thầy còn là những người lái đò cần mẫn, đưa bao nhiêu chuyến đò cập bến thành công. 

Thông điệp: Phải biết trân trọng, vâng lời thầy cô. Vì thầy cô là những người nâng bước mình định hướng cho tương lai, giúp mình thành công hơn trong học tập.

#NgữVăn6 

#songthuu~)

I. Phần I: ĐỌC HIỂUTHẦYCơn gió vô tình thổi mạnh sáng nayCon bỗng thấy tóc thầy bạc trắngCứ tự nhủ rằng đó là bụi phấnMà sao lòng xao xuyến mãi không nguôiBao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ...Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lạiMái chèo đó là những viên phấn trắngVà thầy là người đưa đò cần mẫnCho chúng con định hướng tương laiThời gian ơi xin dừng lại đừng trôiCho chúng con khoanh tay cúi...
Đọc tiếp

I. Phần I: ĐỌC HIỂU

THẦY

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu .

<Ngân Hoàng>

Câu 1: Xác định thể thơ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính

Câu 3: Xác định phép tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ sáu

Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn

Câu 4: Nêu nội dung chính của bài thơ

Câu 5: Bài học em nhận thức sau khi đọc bài thơ là gì?

Câu 6: Từ bài thơ trên, em hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người thầy

1
16 tháng 12 2021

1 . Thể thơ : thơ tự do

2 . Phương thức biểu đạt : biểu cảm 

3 . Câu thơ : so sánh " mái chèo đò - viên phấn trắng " , " thầy -  người lái đò cần mẫn "

tác dụng : làm phong Phú cách diễn đạt động thời nhấn mạnh vai trò của người thầy , viên phấn là công cụ của người thầy để viết chữ cũng như đưa học sinh đến bến bờ thành công .

4 . Nội dung chính : sự ngộ nhận của người học trò , tầm quan trọng của người thầy . 
@@@@@học tốt nhé ! 

16 tháng 12 2021

cảm ơn nha giúp em 2 lần r