Nêu bố cục của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc biệt chi tiết chiếc bóng, nhằm hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách cho nhân vật Vũ Nương nhưng cũng thể hiện rõ nét bi kịch số phận nhân vật
- Nghệ thuật dựng truyện: tình huống truyện éo le, dẫn tới nhiều bất ngờ thú vị, tăng tính bi kịch của truyện
- Xây dựng thành công nhân vật qua lời nói và hành động, kết hợp với các hình ảnh ước lệ tượng trưng
Chủ đề:
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Cái bóng trong chuyện người con gái nam xương là một chi tiết rất hay . Nó là chi tiết "thắt nút vừa là chi tiết mở nút" . Thắt nút ở chổ chính cái bóng đã làm trương sinh hiểu lầm vũ nương khiến nhà tan cửa nát nhưng sau đó cũng nhờ chính cái bóng mà trương sinh nhận ra lỗi lầm của mình nhưng đã qua muộn
Qua câu chuyện cho ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ phê phán thói trưởng dã của trương sinh
Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật độc đáo; cốt truyện sáng tạo; sử dụng tốt các yếu tố trữ tình; đối thoại của nhân vật... mà còn mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc:
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).
- Khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời - số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội,....
- Thể hiện niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
- Lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
⇒ Cách đặt nhan đề này cho ta thấy, tác giả muốn thông qua cuộc đời của nhân vật Vũ Nương để nói về cuộc đời của rất nhiều người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến. Vũ Nương là đại diện cho những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” của xã hội thời bấy giờ.
( Đây là phần dàn bài của mình nên bạn chỉ nên tham khảo thôi nha 🤗 )
Gợi ý:
1. Tổng: Khai triển câu chủ đề thành mở đoạn: Trong tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
2. Phân tích:
* Nêu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Vũ Nương.
* Đi vào phân tích:
- Trước hết, trong cuộc sống hàng ngày: biết Trương Sinh hay ghen, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép và không từng để gia đình xảy ra thất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính:
+ Vũ Nương ân cần rót rượu dặn dò đằm thắm yêu thương.
+ Nàng tha thiết bày tỏ nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình.
+ Nàng luôn xót thương khi chồng phải dấn thân vào nơi trận mạc hiểm nguy.
+ Nàng cảm thông trước những gian truân, vất vả mà chồng phải chịu đựng.
+ Nàng coi trồng hơn mọi thứ vinh hoa phú quý. Đối với nàng, áo gấm phong hầu không có nghĩa lý gì khi phải đánh đổi bằng những khó khăn vất vả mà chồng phải trải qua.
+ Nàng chỉ thiết tha mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.
- Trong những ngày Trương Sinh đi lính:
+ VN ko nguôi nhớ thương ngóng chờ chồng, nỗi buồn nhớ cứ kéo dài theo năm tháng.
+ Ko thiết đến việc trang điểm, làm đẹp " tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ".
+ Đỉnh cao của nỗi nhớ chồng trong lòng VN là nang thường chỉ bóng mình lên tường và bảo với con đó là cha nó => Hành động ấy trước hết xuất phát từ nỗi nhớ chồng da diết, nàng làm vậy để vơi đi nỗi khắc khoải luôn nhớ chồng luôn thấy hình bóng chồng bên mình, khẳng định vợ chồng như hình với bóng. Ngoài ra nó còn thể hiện khao khát vợ chồng sum họp để có cuộc sống gia đình đoàn tụ => VN là người phụ nữ đức hạnh, là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa kia.
- Khi Trương Sinh đi lính trở về và nghi ngờ VN ko chung thủy: Nàng đã tìm mọi cách để minh oan cho bản thân.
+ Nói lên thân phận mình " thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu ".
+ Nói lên tình nghĩa vợ chồng " sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh ".
+ Tìm cách phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình " cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ". Lòng thủy chung cửa VN được thể hiện ở 3 năm Trương Sinh đi lính là 3 năm VN giữ gìn trinh tiết " ngõ liễu tường hoa chưa hề bén ngót ".
+ Cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình.
+ Nói lên nỗi đau đớn tuyệt vọng khi ko hiểu vì sao lại bọ đối xử bất công, không có quyền được bảo vệ hạnh phúc.
( Ở đây bạn có thể dùng câu cảm thán: Chao ôi, tình cảnh của VN mới đáng thương làm sao ! ).
=> Nàng vô cùng đau đớn khi chồng ko tin tưởng lại còn chà đạp lên sự trong sạch và lòng thủy chung của mình, nàng đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng ko thành.
- Khi sống dưới thủy cung:
+ Dù VN rất giận Trương Sinh nhưng nàng đã ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc đến chàng và nói sẽ có ngày trở về.
- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan: Nàng trở về và dường như nàng đã tha thứ cho lỗi lầm của chồng.
* Nêu nghệ thuật ( đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật ).
3. Hợp: Khai triển câu chủ đề thành câu kết.
Bố cục văn bản: 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến… “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
- Phần 2: Tiếp đến … “nhưng việc trót đã qua rồi!” : Nỗi oan của Vũ Nương.
- Phần 3: Còn lại : Vũ Nương được giải oan.