K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2019

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các lĩnh vực hoạt động của Việt Nam với ASEAN.

Giải thích: Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia đầy đủ đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự - an toàn xã hội,...

Chọn đáp án D

11 tháng 7 2017

Đáp án D

Việt Nam gia nhập ASEAN  và tham gia đầy đủ đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...

8 tháng 11 2023

a) Người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi sinh vật có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị: Quản lý nhà nước về các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ, tài nguyên và môi trường,...; viện nghiên cứu; các nhà máy

b) Công nghệ vi sinh vật hiện nay đang cung cấp:

- Các sản phẩm chế biến thực phẩm như các sản phẩm lên men, đồ uống có cồn,....

- Nguyên liệu cho chăn nuôi: các phụ gia cho thức ăn chăn nuôi, men vi sinh và các loại thuốc trong chăn nuôi.

- Nguyên liệu cho trồng trọt: phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.

- Các loại thuốc, vaccine, men vi sinh cho con người.

- Các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải, khí thải, phụ phẩm nông nghiệp.

- Các loại hóa chất, chế phẩm vi sinh cho các ngành công nghiệp.

c) Các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt, y – dược học, môi trường, hóa chất và một số ngành công nghiệp.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Những thành tựu đáng tự hào của người Việt Nam trong các lĩnh vực: 

- Khoa học: làm chủ các kỹ thuật tiên tiến trong y tế như ghép tạng, sản xuất vắc-xin cho người và động vật, nghiên cứu và sản xuất thành công bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2,...

- Công nghệ: làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các nhà máy thủy điện lớn, công trình ngầm, cầu dây văng, đường cao tốc đạt chuẩn quốc tế; chế tạo thành công thiết bị cơ khí thủy công và nâng hạ siêu trường, siêu trọng,...

- Âm nhạc: tổ chức thành công Festival quốc tế Âm nhạc mới Á - Âu vào các năm 2014, 2016 và 2018 với quy mô lớn (hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ của hơn 40 quốc gia tham dự tại mỗi kì),...

- Thể thao: đội tuyển bóng đá quốc Việt Nam hai lần vô địch cúp AFF (2008 - 2018), Á quân King's Cup 2019, huy chương bạc Sea Games (1995 - 1999),...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

17 tháng 5 2022

B

17 tháng 5 2022

B. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,