Phân tích cách thức bác bỏ trong hai đoạn trích trong SGK.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác bỏ luận điểm cho rằng: “ Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”
- Bác bỏ bằng việc đưa ra những câu phủ định:
+ “Không phải thế đâu”; “Nguyễn Du chỉ mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh”
+ Căn cứ vào mấy bài thơ mà kết luận là người ta mắc chứng bệnh thần kinh thì quả là sự quá bạo
+ Chỉ ra Pa-xca là người mang bệnh mà tư tưởng của ông vẫn sáng suốt, khỏe mạnh, phi thường
2. Có thể bác bỏ
- Nêu tác hại
- Chỉ nguyên nhân
- Phân tích khía cạnh, phương diện của vấn đề
- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ
* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:
- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn
+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”
+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”
+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”
- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp
- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến
- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên này. Loại người này hiếm, thực ra không có
- Tác giả loại bỏ người thứ hai:
+ Loại người sau đây chắc chắn không ít, sợ rất nhiều thứ: quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn nhát, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.
a, Dế Mèn- nhân vật kể chuyện xưng “tôi”
- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ban đầu là anh- chú mày, về sau là tôi - anh
- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: ban đầu là em – anh , về sau tôi - anh
Trong đoạn (1), hai nhân vật rất khác nhau, xưng hô hô vị thế kẻ mạnh, kiêu căng, hách dịch với kẻ yếu
- Đoạn (2) có sự thay đổi tình huống, vị thế giao tiếp. Dế Choắt - Dế mèn xưng hô bình đẳng như những người bạn
Sau từ "rằng" có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm
+ Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.
+ Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.
- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống
- Luận điểm:
+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.
- Các thao tác
+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”
+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”
+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.
.....
- Quan điểm và thái độ người viết:
+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình
+ Thái độ: chân thành, thuyết phục
Trong câu nói của bác Siêu:
- Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện “họ không phải đi gọi”
- Nghĩa tình thái biểu hiện: Từ “đâu” thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩa mong muốn của chị Tí rằng họ sẽ ở trong huyện ra
+ Từ “dễ” thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc (tương đương với từ có lẽ, hẳn là, chắc hẳn”)
a, Hình ảnh ẩn dụ: lửa lựu (hoa lựu đỏ như lửa). Cách nói ẩn dụ này đã miêu tả được cảnh rực rỡ của cây lựu, gợi tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật hè
b, Biện pháp ẩn dụ: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡ thỏa thuê… cá nhân co rúm. Ý nói tới thứ văn nghệ mơ mộng, xa rời thực tế, không phản ánh được hiện thực. Sự biểu lộ tình cảm nghèo nàn, thiếu sáng tạo của những tác giả chỉ đi theo lối mòn
c, Âm thanh tiếng chim được chuyển thành “giọt”, sự hiện hữu có thể nắm bắt được.
d, Thác: ẩn dụ cho sự gập ghềnh, khó khăn của thử thách trên con đường chúng ta đi
e, Phù du ẩn dụ cho cuộc sống vật vờ, tạm bợ, không có ích. Phù sa ẩn dụ cho những thứ có giá trị, làm cuộc đời trở nên màu mỡ, tươi sáng
a, Luận cứ trình bày thiếu tính logic, lộn xộn, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm
- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là những đề tài trong nền văn học trung đại Việt Nam để nhiều tác giả thể hiện quan niệm tiến bộ của mình như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn… và xuất sắc nhất phải nhắc tới chính là Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều
b, Luận điểm mập mờ, luận cứ phiến diện, thiếu cái nhìn đa chiều khi chỉ viết về “cái đói” trong đề tài người nông dân và nông thôn của Nam Cao
Sửa: Các đối tượng trong các sáng tác của Nam Cao đa dạng, phong phú không chỉ viết về người nông dân, mà ông còn tập trung khắc họa hình ảnh người trí thức tiểu tư sản.
c, Luận điểm hư ảo, không rõ ràng, sự gợi mở, dẫn dắt không phù hợp làm sáng tỏ luận điểm
Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài
Sửa: Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến- nhà thơ của cảnh thu, tình thu.
Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của A. L. Ghéc xen:
- Nội dung: bác bỏ lối sống chủ nghĩa cá nhân
- Cách bác bỏ:
Sử dụng việc so sánh, lí lẽ để bác bỏ. Tác giả so sánh lối sống cá nhân như khu vườn được chăm sóc cẩn thận nhưng không chống được bão táp
- Tác giả cho rằng chẳng ai thèm muốn cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ ở trong hàng rào.
- Con người chỉ hạnh phúc khi trải qua gian nan, thử thách
b, Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn trích Ngô Thì Nhậm:
- Nội dung: Bác bỏ quan điểm kẻ sĩ không nên phụng sự việc thiên triều
- Cách bác bỏ: Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua
+ Khẳng định đất nước ta có nhiều người tài có thể ra giúp nước
+ Đưa ra những lập luận có tính lựa chọn để người nghe đến những lựa chọn đúng đắn, hợp lí, lời lập luận chặt chẽ, giàu cảm xúc
+ Tính thuyết phục của đoạn văn rất cao bởi tác giả sắp xếp hệ thống luận điểm và luận cứ chặt chẽ.
Diễn đạt:
+ Từ ngữ trang trọng, giọng điệu chân thành, khiêm nhường, sử dụng câu tường thuật, câu hỏi tu từ, dùng lí lẽ dẫn chứng kết hợp với hình ảnh so sánh
- Đoạn văn vừa có tính bác bỏ, vừa có tính động viên, khích lệ người hiền tại