Em đi xa quá, em đi xa anh ....
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo Nha Bạn!
Mẹ đi công tác xa nhà đã gần một tuần mà đến nay vẫn chưa về. Thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ, em mới hiểu mình cần có mẹ như thế nào. Mong quá, chiều nay mẹ sẽ về.
Chiều buông dần xuống. Ba và anh Hai vẫn còn đi làm, chỉ có một mình em ở nhà. Có tiếng chó sủa và tiếng người trước cổng, em hồi hộp chạy ra. Hình ảnh quen thuộc của mẹ hiện ra, trước ngưỡng cửa, em vô cùng mừng rỡ và cảm động. Mẹ đang xách hai giỏ khá nặng, em vui quá reo to:
– Ôi mẹ đã về.
Mẹ cười, vẫn khóe mắt ấm áp mà em đã mong đợi và từng gặp trong giấc mơ. Khuôn mặt mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi, có lẽ mẹ thấm mệt, vì đường xa. Mẹ gỡ chiếc nón lá tuy cũ những còn lành lặn xuống để lộ mái tóc cháy vàng vì nắng, giờ đây đã được búi cao gọn gàng. Em vội bưng nước ra mời mẹ và quạt mát cho mẹ. Chiếc áo sơ mi trắng cũng ươn ướt mồ hôi. Mẹ uống nước và bước vào nhà trong xem xét dọn dẹp nhà cửa. Em thương mẹ quá. Mẹ còn mệt mà vẫn lo lắng, săn sóc chúng em. Ba thường bảo dáng đi nhẹ nhàng tất bật và bàn tay chai sần của mẹ chứa đựng trong đó một tình yêu thương lớn lao đối với mọi người. Trong lúc đó mẹ vừa soạn đồ đạc, vừa hỏi thăm em chuyện gia đình. Mẹ hỏi em có khỏe không, vẫn học ngoan chứ? Ba với anh Hai vẫn đi làm đều chứ? Công việc vẫn bình thường?… Em không đòi hỏi quà, nhung vẫn biết mẹ có quà cho mọi người: Tính mẹ rất chu đáo…
Mẹ – người em yêu nhất, trong cuộc đời này. Hình ảnh mẹ bao giờ cũng làm em cảm động, làm em nhận ra mình rõ hơn mồi lúc làm việc gì tốt hay xấu. Em rất yêu mẹ. Mẹ là tất cả đối với em. Gần mẹ em cảm thấy một tình yêu thương vô hạn cứ dập dềnh như biển Thái Bình dào dạt
1 Mở bài: “Tiếng Anh giúp em đi xa, tiếng Việt giúp em về gần” là một ý kiến đúng đắn.
2. Thân bài:
- Bàn luận:
+ “Tiếng Anh” là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực và khu vực trên thế giới.
+ Với khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, chúng ta như đã cầm trong tay một “tấm vé thông hành” kỳ diệu giúp chúng ta dễ dàng bước ra thế giới. Có thể nói, tiếng Anh là một bước đệm cần thiết khi chúng ta đang dần tiến đến hội nhập quốc tế sâu rộng.
+ Tiếng Việt chính là ngôn ngữ đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nó cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ với thời gian để những người con đất Việt tìm về với cội nguồn văn hóa và lịch sử dân tộc. Gần ở đây chính là gần với quê hương, cội nguồn dân tộc hay gần gũi hơn với những người Việt Nam máu đỏ da vàng với những phẩm chất tốt đẹp.
=> Ngoại ngữ là chìa khóa để ta mở ra cánh cửa khám phá thế giới mới mẻ ngoài kia. Nhưng không vì vậy mà ta sẽ bỏ qua việc học tập và trau dồi tiếng Việt - ngọn đèn soi đường cho chúng ta tìm về cội nguồn của chính mình.
- Chắc hẳn ít nhất một lần chúng ta đã từng nghe qua cụm từ “Toàn cầu hóa”, đó là một xu hướng phát triển hiện nay của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển kinh doanh ở nước ngoài. Vì vậy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là phương tiện để thâm nhập, kết nối mọi người và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta trở thành “công dân toàn cầu”. Chính vì thế không phải tự nhiên Fellini Federico lại khẳng định “ Một ngôn ngữ mới, một thế giới mới”.
- Nhưng biết tiếng Anh đâu phải là tất cả? Trước khi muốn trở thành một công dân toàn cầu hay là một người thành công trên bất cứ lĩnh vực nào thì bản thân chúng ta là người Việt Nam.
- Chúng ta không thể dễ dàng lãng quên tiếng Việt - tiếng nói dân tộc được truyền giữ qua bao thế hệ đến ngày hôm nay. Giữ được tiếng nói dân tộc ta sẽ không bao giờ quên đi Tổ quốc và sẽ luôn ấp ủ một tình yêu nước nồng nàn.
- Tiếng Việt cho chúng ta những cơ hội được sống gần với đất Mẹ tổ quốc thiêng liêng. Qua những lời ca ngọt ngào của mẹ, tình yêu thương con người được nuôi dưỡng. Qua những trang sử hào hùng của dân tộc, ta thấy được cả một thế hệ vàng của đất nước những người sẵn sàng hi sinh để làm nền hòa bình độc lập ngày hôm nay.
Mở rộng:
- Một bộ phận thế hệ rẻ vẫn vô tư sáng tạo những ngôn ngữ học trò “đọc hiểu chết liền”, vô tư chêm những câu tiếng Anh vào một câu tiếng Việt gây rối nghĩa khó hiểu cho người nghe.
- Thói quen sử dụng tiếng nước ngoài vô tội vạ xuất phát từ suy nghĩ nói thế mới “sành điệu” đúng mốt hoặc từ chính thái độ coi thường, thiếu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Và đặc biệt tiếng yêu với tiếng Việt không mâu thuẫn với việc tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ nước ngoài. Hòa nhập ngôn ngữ nhưng không hòa tan chính là phương châm hàng đầu để gìn giữ và phát triển vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt trong cuộc sống ngày hôm nay.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của cá nhân và liên hệ bản thân về vấn đề trên
cấm đăng linh tinh Nguyễn Khắc Thái Ngọc
Chắc ai đó sẽ về . Đúng ko hay lắm đó