“ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà ông lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy ngừơi hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi hồng hộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo,...
Đọc tiếp
“ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà ông lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy ngừơi hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong nhà. Tôi hồng hộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu”.
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố gắng giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “ Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào….”.
1.Đoạn văn trên đã kết hợp phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp đó?
2.Em hãy nêu nguyên nhân lão Hạc phải lựa chọn cái chết? Qua những nguyên nhân ấy, lão Hạc đã hiện lên với những phẩm chất đáng quý gì?
3.Phân tích ngữ pháp và chỉ ra cụm c-v làm thành phần có trong hai câu văn sau:
a.Đến khi con trai lão về tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn:
b. Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào….”.
4.Tìm một văn bản đã học cũng biểu hiện tình cảm của cha với con (ghi rõ tên tác giả