K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2018

a) Từ xưa đến nay, nước ta nổi tiếng là nơi có nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi. Nguyễn Hiền không những đậu Trạng năm mười ba tuổi mà còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.

b) Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói:"Có công mài sắt, có ngày nên kim".

23 tháng 1 2019

a) Từ xưa đến nay, nước ta nổi tiếng là nơi có nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi. Nguyễn Hiền không những đậu Trạng năm mười ba tuổi mà còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.

b) Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói:"Có công mài sắt, có ngày nên kim".

3 tháng 9 2019

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp :

Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim. ”

2 tháng 1 2018

a) Phần mở bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu gián tiếp:

“Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…”.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng trong bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”

“Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”. 



 

2 tháng 1 2018

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp :

Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói  “Có công mài sắt, có ngày nên kim. “

26 tháng 8 2019

Mở bài: Giới thiệu cây bút máy do ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.

Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: Hình dáng thon, mảnh, chất liệu nhựa cao cấp, màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín. Hoa văn rất đẹp. Cái cài bằng thép mạ vàng.

Tả các bộ phận bên trong: ngòi bút, nét chữm dụng cụ bơm mực.

Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.

Mở bài kiểu gián tiếp: Trong cặp tôi luôn luôn có sách, vở, bút, giấy, thước kẻ...Trong các món ấy, tôi đặc biệt yêu quý cây bút máy hơn cả.

b) Kết bài kiểu mở rộng: Vì là cây bút máy được lãnh thưởng nên mỗi khi dùng nó, em cảm thấy sung sướng lắm.

 

Em rất hãnh diện vì nó là một vật trong phần thường hạng nhất em được lãnh năm ngoái.

22 tháng 6 2017

Mở bài: Giới thiệu cây bút máy do ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.

Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: Hình dáng thon, mảnh, chất liệu nhựa cao cấp, màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín. Hoa văn rất đẹp. Cái cài bằng thép mạ vàng.

Tả các bộ phận bên trong: ngòi bút, nét chữm dụng cụ bơm mực.

Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.

Mở bài kiểu gián tiếp: Trong cặp tôi luôn luôn có sách, vở, bút, giấy, thước kẻ...Trong các món ấy, tôi đặc biệt yêu quý cây bút máy hơn cả.

b) Kết bài kiểu mở rộng: Vì là cây bút máy được lãnh thưởng nên mỗi khi dùng nó, em cảm thấy sung sướng lắm.

 

Em rất hãnh diện vì nó là một vật trong phần thường hạng nhất em được lãnh năm ngoái.

11 tháng 8 2019

a,

Mở bài: Giới thiệu chiếc hộp bút.

Thân bài : Chất liệu được làm bằng sắt, mạ ngoài bởi một lớp mỏng màu xanh rất đẹp.

- Hình dáng: hình chữ nhật xinh xắn.

- Hình cỡ : chừng 18 x 6 x 2 (cm).

- Chiếc hộp có hai ngăn : ngăn trên em để bút, thước, ngăn dưới em để tẩy, com pa …

b,

- Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

   Sách, vở, bút, thước kẻ, là những người bạn gắn bó cùng em trong suốt quá trình học tập. Trong những vật dụng yêu quý đó em quý nhất là chiếc hộp bút bởi đó là vật dụng gắn bó với em đã nhiều năm. Không những vậy, nó còn là quà của cô út tặng em nhân sinh nhật của mình.

- Phần kết bài theo kiểu mở rộng

   Chiếc hộp bút gắn liền với em như một người bạn thân thiết. Vì đã dùng rất lâu nên nó cũng đã cũ đi rất nhiều, nhưng có lẽ em sẽ mãi cất giữ nó một cách cẩn thận như một kỉ niệm tuổi thơ của mình.

20 tháng 1 2022

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở nhà. Đầu năm học lớp 4, bố mua cho. Bàn được đặt gần cửa sổ.

2. Thân bài: Tả chiếc bàn

a. Tả bao quát Bàn dính liền với ghế. Xếp lại được, rất gọn. Bàn có dáng vuông vức. Bề ngang 4 tấc, dài 5 tấc.

b. Tả từng bộ phận: Mặt bàn nhẵn bóng, màu vàng đồng, có rãnh ở góc phải. Hộc bàn dính bên dưới bàn. Bàn được nối với ghế bằng những thanh inox. Bên hông có hai ốc chuồn chuồn để chỉnh độ nghiêng. Chiếc ghế có bọc lớp nệm mỏng. Âm thanh lạch cạch phát ra mỗi khi mở, xếp bàn học rất gãy gọn. Bàn rất tốt và chắc.

c. Công dụng: Bàn giúp em học tập, rèn luyện chữ viết. Dùng bàn đúng theo thời khóa biểu.

3. Kết bài Bàn là người bạn thân thiết của em. Luôn giữ bàn sạch, không bị trầy xước ở mặt bàn. Trong ngôi nhà thân yêu của mình, nơi thân thuộc nhất với mỗi bạn học sinh chắc có lẽ chính là góc học tập. Góc học tập của em rất đẹp và thoải mái nhờ chiếc bàn học được đặt cạnh cửa sổ mà bố đã sắm cho em từ ngày em bước vào lớp một. Chiếc bàn đã đồng hành cùng em qua bao năm tháng học trò. Chiếc bàn học của em mới xinh xắn làm sao! Chiếc bàn được đóng bằng gỗ xoan. Những bác thợ mộc đã khéo léo bào cho bàn láng mịn và phủ một lớp sơn xanh da trời mát dịu. Vì chiếc bàn gắn liền với giá sách nên trông nó khá cồng kềnh và to lớn so với chiếc bàn bình thường. Mặt bàn hình chữ chữ nhật, rộng khoảng một mét vuông, phẳng phiu, nhẵn bóng để em ngồi viết, ngồi đọc. Mặt bàn in hình một thảm cỏ xanh, chậu hoa cúc trắng nhụy xanh nho nhỏ xếp nối tiếp nhau. Những chú bướm trắng bay lượn trên khóm cúc. Phía trên là bầu trời với nhiều vệt sáng óng ánh của những giọt sương mai và những nốt nhạc biết nhảy múa giữa không trung. Nối liền với mặt bàn là giá sách ba ngăn. Ngăn trên cùng em đặt những quyển truyện tranh, truyện cổ tích và những cuốn sổ nhỏ. Ngăn giữa chia đôi, một bên em đặt chú lợn đất Pi, một ngăn em để một khung ảnh gia đình. Ngăn dưới em để sách giáo khoa và vở viết. Hằng ngày, em đều sắp xếp rất cẩn thận để giá sách của mình lúc nào cũng gọn gàng ngăn nắp. Em còn dán thời khóa biểu của mình lên giá sách để việc chuẩn bị học tập của mình được thuận lợi hơn. Một phần rất quan trọng của bàn học chính là chân đỡ phía dưới. Chiếc bàn không có bốn chân như chiếc bàn ở lớp học mà chân đỡ của nó là ba tấm gỗ kéo từ mặt bàn xuống. Ở phía em ngồi không có chân đỡ, chỉ có một chiếc ngăn kéo. Em đựng lọ mực, hộp bút chì màu và những đồ dùng học tập khác ở đó. Đi liền với cái bàn là một chiếc ghế tựa cùng màu. Sau mỗi giờ ăn tối hay cuối tuần, em thường ngồi vào bàn để học bài. Vì bàn học nằm ngay cạnh cửa sổ nên vào những ngày nắng nóng, gió luôn nhẹ nhàng đem tới sự mát lành. Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai.

20 tháng 1 2022

Hơi dài bn nhé mik xl văn lớp 4 phải 2, 3 trang

1 tháng 1 2018

a,Sinh thời bác Hồ đã viết:"Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,tùy theo sức của mình .Nhưng cũng có những tấm gương tuổi nhỏ làm được các việc lớn như Kim Đồng,Nguyễn Hiền.Trong đó,em khâm phục nhất là trạng nguyên Nguyễn Hiền.

b,Các bạn ạ,tuy chúng ta có thể chưa thể trở thành những người tài năng như Nguyễn Hiền nhưng hãy cố gắng chăm chỉ học tập,rèn luyện và có đóng góp nhất định trong gia đình và xã hội.

1 tháng 1 2018

Đề bài: Cho đề tập làm văn: “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”. Em hãy viết:

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng.

Bài làm 

a) Phần mở bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu gián tiếp:

“Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…”.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng trong bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”

“Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”.