I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Thình lình đèn điện tắtphòng buym - đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cổ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).Câu 1. Đoạn...
Đọc tiếp
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buym - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cổ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm) 015
Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0.5điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1.0 điểm)
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.
Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.
Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài khe cửaTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ(Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh)