K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp. Người vô ý trông không biết là áo vá. Mà bu Ninh vá thật không biết gì là sốt ruột. Ai đâu mà ngồi đến tê cả mông, mờ cả mắt cũng không thôi. Những lúc đau lưng quá, bu Ninh chỉ ngừng kim một lát, vươn vai hoặc bẻ lưng vào cái cạnh giường kêu răng rắc, rồi lại cúi đầu xuống vá, vá hết cái này sang cái khác. Bao nhiêu là quần áo rách! Những cái quần trắng, áo cánh trắng của thầy, đầy nhựa chuối. Những cái váy bạc phếch của bu.[….] Còn gì mà chẳng mục? Không mục có họa là bằng gỗ lim! Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái giãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ trọn vẹn được cái mầu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát. […] Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn tai nào mà nghe... Đật và Ninh chiếm mỗi đứa một bên cạnh mẹ. Chúng nó nằm phục vị, đều chúi vào đít mẹ, Ninh kêu bên Ninh ấm, Đật cãi bên Đật ấm, hai đứa cãi nhau chí chóe. Mẹ đùa con, bảo:

- Có im, không thì tao đánh cho một cái... tha hồ ấm.

Chị em cười khành khạch rồi cãi nhau bô bô. Ninh mồm mép quá, Đật không nói kịp. Đật òa khóc. Mẹ ngừng kim, cốc vào đầu con gái. Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí. Mẹ Ninh bật cười. Ấy thế là Ninh sằng sặc cười thật to, khiến Đật đang khóc cũng khanh khách cười... Chao ôi! những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?

(Trích “Từ ngày mẹ chết”- Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB Văn Học)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm 01 từ tượng thanh trong câu “Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí”.  

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu “Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát”.

Câu 4. Câu chuyện đã gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
 

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

Thu gọn

4
30 tháng 10 2021

cậu đăng hộ tớ à thank nhaaaaaa

30 tháng 10 2021

Nothing :33

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

3
30 tháng 10 2021

Các bạn chỉ cần làm câu 4 thôi nhé.

30 tháng 10 2021

câu 1,2,3,5 mình tự làm được.

30 tháng 10 2021

hảo hán 

Câu 1 : Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :“ ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc , tôi bỗng nghe tiếng kêu . Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được nhận quà .Sau đó...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi :

“ ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc , tôi bỗng nghe tiếng kêu . Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được nhận quà .Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng miếng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều . Một ngày anh cưa một vài răng . Không bao lâu sau , cây lược được hoàn thành . Cây lược dài độ hơn một tấc , bề ngang độ ba phân rưỡi , cây lược cho con gái , cây lược dùng để chải tóc dài , cây lược chỉ có một hàng răng thưa . Trên sống lược khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược anh càng mong gặp lại con”

(Chiếc Lược Ngà –Nguyễn Quang Sáng )

a.Phần trích trên được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn nhân vật kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ?

b. Chiếclược ngà là một vật kỉ niệm, lại là tên nhan đề tác phẩm. Vậy em hiểu gì về ý nghĩa hình ảnh này?Nó có liên quan gì đến chủ đề văn bản?

c.Vì sao hình ảnh Chiếc lược ngà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Quang sáng

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuLá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nayCánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan(...) Sáng nay trời đổ mưa ràoNắng trong trái chín ngọt ngào bay hươngCả đời đi gió đi sươngBây giờ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

(...) Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
(Trích: “Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Câu thơ "Mẹ là đất nước, tháng ngày của con" thể hiện điều gì? *

Bạn nhỏ rất được mẹ quan tâm

Bạn nhỏ là tất cả những gì mẹ có, mẹ quan tâm

Bạn nhỏ mong mẹ mau chóng khỏe lại

Mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? *

Lời tâm sự của con với mẹ.

Sự thay đổi trong cuộc sống khi không có bàn tay mẹ.

Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của người con đối với mẹ đặc biệt là khi mẹ bị ốm.

Sự yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con.

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? *

Thơ 5 chữ

Thơ 6 chữ

Thơ lục bát

Thơ tự do

Ý nào sau đây đúng với tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng qua hình ảnh “đi gió đi sương” *

Sự khắc nghiệt của thời tiết đối với công việc của mẹ

Sự vất vả, gian nan, hi sinh vì các con của mẹ từ đó thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con.

Liệt kê những công việc mẹ đã làm

Lời cảm ơn của con dành cho mẹ

Số từ láy xuất hiện trong bài thơ là: *

3 từ

1 từ

2 từ

4 từ

Ý nghĩa của hai câu thơ:
“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn” *

Lời tự trách bản thân của người con.

Lời cảm ơn sâu sắc trước những hi sinh thầm lặng của mẹ

Sự thấu hiểu, tình thương dành cho mẹ

Tất cả đáp án trên

Biệp pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ
“Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi” *

So sánh

Nhân hóa

Điệp ngữ

Ẩn dụ

Trong các từ sau từ nào là từ ghép? *

Dần dần

Cấy cày

Tha thiết

Gấp gáp

1
10 tháng 11 2021

Câu thơ "Mẹ là đất nước, tháng ngày của con" thể hiện điều gì? *

Bạn nhỏ rất được mẹ quan tâm

Bạn nhỏ là tất cả những gì mẹ có, mẹ quan tâm

Bạn nhỏ mong mẹ mau chóng khỏe lại

Mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? *

Lời tâm sự của con với mẹ.

Sự thay đổi trong cuộc sống khi không có bàn tay mẹ.

Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của người con đối với mẹ đặc biệt là khi mẹ bị ốm.

Sự yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con.

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? *

Thơ 5 chữ

Thơ 6 chữ

Thơ lục bát

Thơ tự do

Ý nào sau đây đúng với tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng qua hình ảnh “đi gió đi sương” *

Sự khắc nghiệt của thời tiết đối với công việc của mẹ

Sự vất vả, gian nan, hi sinh vì các con của mẹ từ đó thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con.

Liệt kê những công việc mẹ đã làm

Lời cảm ơn của con dành cho mẹ

Số từ láy xuất hiện trong bài thơ là: *

3 từ

1 từ

2 từ

4 từ

Ý nghĩa của hai câu thơ:
“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn” *

Lời tự trách bản thân của người con.

Lời cảm ơn sâu sắc trước những hi sinh thầm lặng của mẹ

Sự thấu hiểu, tình thương dành cho mẹ

Tất cả đáp án trên

Biệp pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ
“Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi” *

So sánh

Nhân hóa

Điệp ngữ

Ẩn dụ

Trong các từ sau từ nào là từ ghép? *

Dần dần

Cấy cày

Tha thiết

Gấp gáp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm  hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm  hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa.
                                                                        (Theo Nguyễn Đình Thi)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong đoạn trích?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của các trạng ngữ trên?
Câu 4: Nêu nội dung đoạn trích?

1
10 tháng 3 2022

1. PTBĐ: miêu tả

2 + 3. TN: Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn => TN chỉ nơi chốn

TN: Những buổi chiều hửng ấm, Những ngày mưa phùn => TN chỉ thời gian

4. Đoạn trích miêu tả mùa xuân ở bờ sông Lương.

ĐỀ SỐ 6 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.            “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.         Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre,...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 6

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

            “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

         Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.

         Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”


(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Phần trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

2. Đoạn văn nằm ở phần nào của văn bản? Nội dung của đoạn văn trên là gì ? (1,0 điểm)

3. Tìm phép liệt kê và nêu tác dụng của nó trong đoạn văn trên. (1,0 điểm)

4. Xét về mặt cấu tạo, các câu: “Than ôi!”, “Lo thay!”, “Nguy thay!” thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

5. Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảnh người dân đi hộ đê? (1,0 điểm)

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

1
4 tháng 5 2022

1. Trích từ văn bản : Sống chết mặc bay

- Tác giả : Phạm Duy Tốn.

2,Đoạn văn trích từ phần đầu của văn bản. 

ND : cảnh người dân cực khổ đi hộ đe.

3, Phép liệt kê : kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. 

`->` Tác dụng : nhấn mạnh hình ảnh vất vả hộ đê và hành động của người dân.

4, Xét về cấu tạo, cả hai câu trên thuộc kiểu câu cảm thán.

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc hiện trang đang rất là nguy hiểm.

5,Tham khảo:

Trong "Sống chết mặc bay", tác giả Phạm Duy Tốn không chỉ vạch ra bộ mặt lòng lang dạ thú của quân phụ mẫu mà còn cho thấy tình cảm thảm thương của người dân hộ đê. Thời gian hộ đê là gần một giờ đêm trong cảnh trời mưa tầm tã, đê đang có nguy cơ bị vỡ. Hàng ngàn dân phu đang phải oằn lưng chống đỡ với thiên tai. Người nào người nấy bì bõm dưới bùn lầy, ai cũng ướt như chuột lột. Chao ôi! Tình cảnh mới thảm thương làm sao. Trong khi đó, quan phụ mẫu an nhàn hưởng thụ, không quan tâm dân khổ thế nào. Đến khi đê vỡ, cảnh thảm thương ấy lại càng thảm thương: kẻ thì chết, người thì lênh đênh trên mặt nước, nhà cửa, lúa cá trôi đi hết. Thế mới thấy người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX phải chịu biết bao bất hạnh: thiên tai lũ lụt hành hạ, tầng lớp thống trị đè nén, o ép đến mức vô nhân tính. 

II. Bạn tham khảo (bài tự viết)

Qua câu ca dao :

                        "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Theo em hiểu : Yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc có thể xem là sức mạnh, là truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Là một bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu tôn vinh văn hóa dân gian, làm đẹp thêm kho tàng tri thức, áp dụng xây dựng, bảo vệ phát triển Tổ quốc mình ngày càng giàu đẹp văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu.

     Khi đọc, chúng ta thấy rất rõ câu ca dao gồm 2 vế. Vế đầu tiên ông cha ta đã mượn hình ảnh "nhiễu điều" phủ lấy "giá gương". Mà "nhiễu điều" là một loại vải mềm,mịn thường được dùng để che phủ giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy bụi bẩn, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn sạch sẽ. Tấm vải đỏ và giá gương là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, không liên quan tới nhau, nhưng vẫn gắn bó tôn vinh nhau. Qua hình ảnh này cho ta thấy rõ nghĩa đen là :"Giá gương" sạch sẽ, bền đẹp là nhờ "nhiễu điều" phủ bọc, che chở và ngược lại công dụng chính của tấm vải đỏ "nhiễu điều" là phủ bọc, che chở và bảo vệ giá gương. Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu ca dao muốn truyền tải đến người đọc, nghe và học nó. Đó chính là hình ảnh anh em dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta cũng thấy rõ nghĩa bóng của câu ca dao mà ông cha ta muốn gửi cho thế hệ con cháu sau này những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả dân tộc Việt Nam. Đến với vế thứ hai "Người trong một nước thì thương nhau cùng". Đây chính là khẳng định tất cả con người Việt Nam đều có một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có như vậy xã hội Việt Nam mới tốt đẹp hơn. Từ bao đời nay, trong cuộc sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì tình yêu thương, đùm bọc dân tộc "trọng nghĩa, nặng tình" đã để lại cái riêng rất đặc biệt của con người Việt Nam từ khi sinh ra. Câu ca dao vế thứ hai là câu nói lưu truyền muôn đời về truyền thống đạo lý của người xưa. Đây cũng là lời giải thích khẳng định đúng đắ của tinh thần tương ái của người Việt Nam. Thực tế lịch sử nước ta đã giải thích rất nhiều cho hai câu ca dao trong đó điển hình là năm 1945, nước ta đang đương đầu với nhiều loại giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ là người đã phát động phong trào "Hũ gạo cứu đói". Phong trào này được mọi người ủng hộ và cũng là phong trào chiến thắng dành hòa bình độc lập dân tộc. Ý nghĩa câu ca dao này vẫn còn giá trị lớn trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, như chương tình VTV3 "Cặp lá yêu thương", "Trái tim cho em" đã kêu gọi rất nhiều nhà hảo tâm cứu thoát các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, những hoàn cảnh éo le. Hay năm 2021 vừa qua, khi nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạng hơn. Đó là những điểm phát lương thực, khẩu trang miễn phí. Những chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước đến với hoàn cảnh khó khăn. Những bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch mặc cho cái dịch có thể chết người, vẫn đeo khẩu trang nhiều ngày đến nỗi xuất hiện nhiều vết lằn thâm tím trên mặt, khiến cho ai nhìn thấy cũng xúc động rơi hàng lệ. Và còn nhiều hành động nữa nhưng không sao kể hết được. Là một chủ nhân tương lại của đất nước, những người học sinh như em cần học và nâng cao ý thức qua bài học ca dao này để phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ mọi người. Biến tình yêu thương này thành những hành động cụ thể hành ngày như giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ với phương châm giúp đỡ bạn là cải thiện, hoàn chỉnh bản thân tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, vùng núi xa xôi nghèo nàn lạc hậu. Em còn nhỏ, đang đi học thì cần giữ gìn sách vở sạch đẹp đẻ học song có thể tham gia và các phong trào giúp đỡ bạn ở vùng xa có sách học như em. Em nghĩ tuy việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật to và là cách tuyên truyền để các bạn khác cùng học tập theo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường vẫn có một số rất ít người nhỏ nhen, ích kỉ, vu lợi cá nhân, đánh mất đi đạo lý tốt đẹp này. Nhưng cho dù là vậy thì nó cũng không thể nào làm lay chuyển truyền thống quý báu, lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

          Như vậy, qua câu ca dao này đã đề cao lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam ta.  Cần được giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái có lối sống đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

 
[Ngữ Văn 7]Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 7]

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”

(Trích Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm)

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm)

Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1 điểm)

Nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Câu 4 (1 điểm)

Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì?

Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 (5 điểm)

Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?

2
14 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha:

Câu 1:

- Đoạn trích trên trích từ văn bản Sống chết mặc bay.

- Tác giả là Phạm Duy Tốn.

Câu 2:

-Thể loại là truyện ngắn hiện đại.

Câu 3:

- Nội dung là nói về tình hình thảm hại của khúc sông hương.

Câu 4:

-Câu đặc biệt ” Gần một giờ đêm”.

⇒Xác định thời gian diễn ra sự việc, nhấn mạnh tình cảnh thống khổ của nhân dân 

Phần II:

Câu 1:

 Đoạn văn thuộc phần đầu của truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Nhà văn đã đưa ra các yếu tố cụ thể về không gian, thời gian và tình cảnh thực tại đang xảy đến. Cách gọi của Phạm Duy Tốn: làng X, phủ X giúp ta hiểu rằng đây không phải một làng nào cụ thể cả. Nhưng đồng thời, tái hiện khugn cảnh thê lương của những người nông dân trong công cuộc hộ đê, nhà văn đã phản ánh một hiện thực chua xót với nhân dân. Hình ảnh liệt kê trong đoạn trích cho bạn đọc cảm nhận được những nhọc nhằn, vất vả của họ. Thiên nhiên khắc nghiệt làm người nông dân khổ cực vô cùng. Nhưng chua xót của người dân trong xã hội ấy chẳng dừng lại ở đó. Mở đầu bằng một đoạn văn đầy hiện thực, ta càng chua xót cho tình cảnh, số phận của hàng nghìn con người vất vả, nhọc nhằn.

Câu 2:

Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại. Bởi vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hiểu đơn giản, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng đem lại rất nhiều lợi ích đối với tự nhiên, cũng như con người.

Trước hết, rừng chính là một phần của tự nhiên. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị. Nếu rừng bị phá hủy, các loài này sẽ đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, rừng giúp điều hòa khí hậu. Như chúng ta đã biết cây xanh có khả năng quang hợp. Bởi vậy, có thể ví rừng như một nhà máy thu nhận khí các-bon-níc và và sản xuất ra khí ô-xi… Cùng với đó, rừng còn giúp điều tiết lượng nước, tăng độ phì nhiêu và chế ngự dòng chảy giúp ngăn sự bào mòn của đất. Từ đó, rừng giúp phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá, ở các vùng đồi núi, hiện tượng sạt lở đất sẽ diễn ra nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Đối với đồng bằng ven biển, những cánh rừng có vai trò giúp che chở cho đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

Tiếp đến, với sự phát triển kinh tế, rừng chính là một nguồn lợi to lớn. Nơi đây đã cung cấp gỗ làm vật liệu xây dựng như lim, trầm…; nguồn dược liệu quý tạo ra các vị thuốc như đương quy, tam thất, đỗ trọng…; nguồn thực phẩm dồi dào phục vụ cho đời sống con người như mộc nhĩ, nấm hương…. Thậm chí, con người có thể phát triển cả các hoạt động du lịch, khám phá thiên nhiên; cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học ở đây…

Cuối cùng, rừng còn rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ an ninh - quốc phòng. Với một đất nước có ba phần tư diện tích là đồi núi, rừng chính là biên giới tự nhiên với các nước láng giềng. Vì vậy, việc bảo vệ rừng sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, đảm bảo an toàn cho đất nước. Trong những năm chiến tranh, những cánh rừng rộng lớn đã giúp bộ đội của ta ngụy trang trước kẻ thù. Nơi đây đã có biết bao chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, vì nền độc lập của đất nước. Những cánh rừng đã đi vào lời thơ, câu hát để ghi nhớ cho ngày tháng đau thương mà hào hùng của đất nước:

"Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!"

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Rừng quan trọng là vậy, nhưng lại đang bị con người tàn phá một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần có trách nhiệm và ý thức bảo vệ rừng. Từ các cấp chính quyền cần ban hành bộ luật, quy định trong vấn đề bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm các hành vi phá hoại rừng. Đến mỗi cá nhân cần có những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng to lớn như tích cực trồng cây xanh, không đốt rừng để làm nương rẫy, khai thác rừng khoa học…

Tóm lại, việc bảo vệ rừng là cần thiết và cấp bách. Bởi đó chính là bảo vệ cuộc sống của con người, cũng là bảo vệ trái đất xinh đẹp này.

14 tháng 4 2022

Phần I:

Câu 1:

Đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay"

Tác giả:Phạm Duy Tốn

Câu 2:

Thể loại:Truyện ngắn hiện đại

Câu 3:

Nội dung đoạn trích:Nói về sự vất vả,mệt nhọc của người dân trước thế đê sắp vỡ

Câu 4:

Câu đặc biệt:

-Gần mười một giờ đêm

-Trời mưa tầm tã

Tác dụng:Xác định thời gian diễn ra sự việc

 

[Ngữ Văn 7]Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 7]

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”                    Câu 1: xác định phương thức biểu đạt                                                                                        Câu 2:tìm câu đặc biệt                                                                                                                Câu 3:nêu ND chính                                                                                                                       giúp giải xong câu n trước tối

3
17 tháng 4 2022

câu 1) miêu tả

câu 2) Gần một giờ đêm

câu 3) miêu tả cảnh dân hộ đê khi mưa lũ, tình cảnh vất vả, khó khăn, của dân phu làng X đang cố gắng, khổ cực giữ gìn, bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ khi trời đang mưa lớn.

17 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Tự sự 

Câu 2:Câu đặc biệt:Gần một giờ đêm 

Câu 3:ND :Miêu tả cảnh của người dân vất vả,kẻ thì thuồng , người thì cuốc để giữ cho khúc đê làng.