Hạ Tri Chương có làm 2 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới vê quê. Bài thú hai như sau:
Li biệt gia hương tuế nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy
Xuân lai bất cải cựu thời ba.
Dịch nghĩa:
Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng
Gần đây chuyện đời đã mỏi mòn quá nửa.
Chỉ có nước của hồ Kính ở trước cửa
Gió xuân vẫn không thể thay đổi được làn sóng ngày xưa.
Dịch thơ:
Năm tháng quê nhà mãi cách xa
Chuyện đời quá nửa đã tiêu ma.
Kính Hồ gương nước ngoài khung cửa
Gió chẳng hề thay lớp sóng xưa.
a) Cả hai bài thơ đều thể hiện chủ đề gì?
b) Cách làm nổi bật sự thay đổi ghê gớm của quê hương có gì giống nhau, có gì khác nhau? Câu thứ tư của bài này đã nêu ra 1 điều phi lí, vậy cái lí mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là điều gì?
c) So sánh hai câu trên với hai câu treenm hai câu dưới với hai câu đưới để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về giọng điệu của hai bài thơ.
Sự giống nhau và khác nahu giữa 2 bài thơ( ngoài sự giống nhau về chủ đề ):
- Về hình ảnh:.............................................................................................................
- Về việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật:........................................................................................................................
- Về giọng điệu:...........................................................................................................................
- Sự khác nhau cơ bản về giọng điệu biểu đạt ở câu thơ đầu và cuối
+ Hai câu thơ đầu: giọng tự sự xen lẫn chút ngậm ngùi, chua xót của người con xa quê lâu ngày trở lại: “ Trẻ đi, già trở lại nhà/ Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
+ Hai câu dưới: giọng bi hài, hóm hỉnh: sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ tạo ra hoàn cảnh trớ trêu (khách ngay trên chính quê hương của mình)
→ Cảm giác xa lạ, lạc lõng ngay trên chính mảnh đất quê hương không còn người thân thích, quen biết khiến nhân vật trữ tình ngậm ngùi, chua xót