Một học sinh nghiên cứu tính chất của ba dung dịch lần lượt chứa các chất A, B, C như sau:
- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
Các chất A, B và C lần lượt là
A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3
A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3
C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3
D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3
Chọn D.
- A tác dụng với dung dịch B : FeSO4 (A) + Ba(OH)2 (B) → Fe(OH)2↓ + BaSO4↓ (Y).
Vậy kết tủa X gồm Fe(OH)2 và BaSO4
- X tác dụng với HNO3 loãng dư : 3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 8H2O.
Vậy kết tủa Y là BaSO4
- B tác dụng với dung dịch C : Ba(OH)2 (B) + (NH4)2CO3 (C) → BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O
- A tác dụng với dung dịch C : FeSO4 (A) + (NH4)2CO3 (C) → FeCO3↓ (Z) + (NH4)2SO4
- Z tác dụng với dung dịch HCl thì : FeCO3 (Z) + 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O