Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Đông đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.
+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.
* Miền Đông :
- Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Công nghiệp : Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp.
- Khó khăn : Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
*Miền Tây :
- Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Tập trung nhiều rừng và đồng cỏ, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Công nghiệp : có nhiều loại khoáng sản như than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,… đây là vùng giàu tiềm năng công nghiệp.
- Khó khăn : địa hình hiểm trở, song ngòi ít nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
a) Miền Đông
* Thuận lợi:
- Địa hình thấp, có các đồng bằng châu thổ rộng lớn với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới.
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, đóng tàu, khai thác khoáng sản biển,...
- Vùng đồi núi có rừng và đồng cỏ để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.
- Là vùng có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu.
* Khó khăn: Bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.
b) Miền Tây
* Thuận lợi:
- Rừng, đồng cỏ, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn.
- Nhiều khoáng sản (than, sắt, dầu mỏ) cho phát triển công nghiệp.
* Khó khăn:
- Địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thông, sản xuất, cư trú.
- Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Thuận lợi:
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đới, đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp.
+ Đất đai: chủ yếu là đất feralit thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
- Khó khăn:
+ Khí hậu: khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông,...
a) Thuận lợi :
- Khí hậu :
+ Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao
+ Đặc điểm đó tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đới, đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp
- Đất đai
+ Chủ yếu là đất feralit, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, ăn quả...
+ Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
b) Khó khăn
- Khí hậu : Khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông
- Đất đai mang tính chất miền núi
Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
- Khó khăn:
+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.
+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Theo mìnht tìm hiểu sách giáo khoa thì
* Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.
- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.
- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
* Khó khăn:
- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.
- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.
- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Đông đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc
- Miền Đông Trung Quốc từ duyên hải vào đất liền đến kinh tuyến 105°Đ.
- Chiếm gần 50% diện tích, có thuận lợi và khó khăn về tự nhiên là:
+ Thuận lợi:
• Các đồng bằng rộng lớn, phù sa màu mỡ, dân cư đông, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, nguồn nước dồi dào, vùng nông nghiệp trù phú.
• Nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.
+ Khó khăn: thường lũ lụt ở các đồng bằng , nhất là đồng bằng Hoa Nam.
- Với tự nhiên nêu trên, Trung Quốc phát triển mạnh nông nghiệp và công nghiệp.