K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2017

Đáp án cần chọn là: B

Đáp án: - ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số  cao: 1225 người/km2 => Sức ép đến phát triển KT  -XH (nơi ở, việc làm, môi trường)

- Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên ( đất) bị xuống cấp,  ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu + nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.

=> Dân số đông và đất canh tác hạn chế đang là vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.

1 tháng 3 2017

Đáp án: B

- ĐBSH có dân số đông, mật độ dân số cao (1225 người/km2) gây sức ép đến phát triển KT - XH, đặc biệt là vấn đề việc làm tại các đô thị.

- Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất) bị xuống cấp, ô nhiễm; đất canh tác trong đê thoái hóa bạc màu, nhu cầu đất ở chuyên dùng ngày càng lớn nên diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, khả năng mở rộng hạn chế.

Như vậy, việc làm và đất nông nghiệp đang là vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.

25 tháng 1 2018

Những vấn đề kinh tế - xã hội cần được quan tâm giải quyết hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng nước ta trong giai đoạn hiện nay là dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, làm hạn chế khả năng phát triển của vùng => Chọn đáp án B

10 tháng 7 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sn lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).

* Giải thích

- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

16 tháng 10 2019

a) Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Đông Nam Á

b) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng dân số sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu ngườỉ của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 1990 – 2010

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu ngườỉ của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 1990 - 2010

 c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:

+ Dân số tăng 33,4%.

+ Sản lượng lương thực có hạt tăng 89,2%.

+ Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tăng 41,8%.

- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không đều nhau. Sản lượng lương thực có hạt có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất là dân số.

- Dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người có tốc độ tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

16 tháng 7 2018

Đáp án D

23 tháng 1 2018

Đáp án: D

Giải thích: Ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng là:

- Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.

- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

- Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.

- Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao,...

13 tháng 5 2018

a) - Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bị bạc màu.

      + Thiếu nước trong mùa khô.

      + Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...

b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng

c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.

1 tháng 4 2017

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thuận lợi:
– Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
– Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
– Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh
* Điều kiện kinh tế – xã hội:
– Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.
– Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.
* Khó khăn:
– Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.
– Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…
– Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.

b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
+ Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.
+ Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.
+ Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng
Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần đây giảm mạnh đã dẫn đến:
-Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477kg/người năm 2005).
– Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.

b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.

+ Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp.

+ Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.

+ Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào… cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

c) Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực ở đồng bằng sông Hồng

Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần ffaay giảm mạnh đã dẫn đến:

-Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477kg/người năm 2005).

- Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.