K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2018

Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có những sự chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới (sgk Địa lí 12 trang 84)

=> Chọn đáp án A

6 tháng 11 2023

B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

`->` Cơ cấu kinh tế đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

6 tháng 11 2023

cảm ơn nhiều

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
21 tháng 7 2018

   Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất càng khăng khít hơn.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong lùa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.

   - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.

   Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.

   Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,...

10 tháng 3 2022

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động vì:

- Nguồn lao động phân bố không đều sẽ làm cho các ngành kinh tế phát triển không đồng đều với nhau
- Đô thị hoá không phù hợp và không cân đối thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị sẽ làm cho nông thôn mất đi 1 phần lớn nhân lực => Gây sức ép về vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống người dân, cũng như gây ra các tệ nạn xã hội ở các thành thị.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay:

- Xu hướng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm sút mạnh mẽ

- Các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ tăng.
 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông, lâm, thủy sản sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch diễn ra khá nhanh do định hướng và các chính sách đầu tư, phát triển đẩy mạnh công nghiệp cũng như phát triển ngành dịch vụ du lịch.

16 tháng 11 2021

A nhé

16 tháng 11 2021

A

17 tháng 1 2017

Đáp án C

2 tháng 2 2017

Đáp án C

9 tháng 11 2019

Đáp án C

14 tháng 7 2019

Đáp án C.

16 tháng 3 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn

  r 2000 ,   r 2010 +   r 2000 = 1   đ v b k +   r 2010 = 49048 , 5 37075 , 3 = 1 , 15   đ v b k

 Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).

- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước thu hút nhiều lao động là do có các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ do mới được khuyến khích phát triển, các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2000 - 2010:

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, từ 11,7% xuống còn 10,4%, giảm 1,3%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm, từ 87,3% xuống còn 86,1%, giảm 1,2%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 1,0% lên 3,5%, tăng 2,5%.

Giải thích: tỉ trọng lao động thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng là do chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm là do có tốc độ tăng chậm, một bộ phận lao động chuyển sang thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.