K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 7 2019

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Ví dụ : Võ Thị Sáu, Hà Nội…

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Ví dụ : Pa-ri, Vich-to Huy-gô…

- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Ví dụ: Lý Bạch, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược…

27 tháng 9 2017

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

Ví dụ: Võ Thị Sáu, Cửu Long...

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Ví dụ : Pa-ri, Vich-to Huy-gô...

- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Ví dụ : Lý Bạch, Bắc Kinh, Quách Mạt Nhược,...

13 tháng 12 2017

1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
- Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.
- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai.
- Tố Hữu, Thép Mới.
- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn. * Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Ví dụ:
- Ông Gióng, Bà Trưng.
- Đồ Chiểu, Đề Thám. 2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
- Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ.
- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó. * Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.
Ví dụ:
- Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây.
- Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu. 3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì. 4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ:
- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi.
- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng.
- Y-rơ-pao, Chư-pa. 5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I;
- Trường Tiểu học Kim Đồng;
- Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I. 6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu;
- (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu;
- (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.

viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng

12 tháng 11 2017

Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

- Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo. 
- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai. 
- Tố Hữu, Thép Mới. 
- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.

* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

Ví dụ:

- Ông Gióng, Bà Trưng. 
- Đồ Chiểu, Đề Thám.

2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

- Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ. 
- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu. 
- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.

* Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.

Ví dụ:

- Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc. 
- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây. 
- Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.

4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ:

- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi. 
- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng. 
- Y-rơ-pao, Chư-pa.

5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

Ví dụ:

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; 
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; 
- Trường Tiểu học Kim Đồng; 
- Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.

6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

Ví dụ:

- (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu; 
- (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu; 
- (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.

12 tháng 11 2017

sgk thây 

Tên người : Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

VD :

- Đinh Tiên Hoàng

- Trần Hưng Đạo

- Trần Phú 

- Ngô Gia Tự

- Nguyễn Thị Minh Khai

- Tố Hữu

* Chú ý : Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận gọi tên cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

VD :

- Ông Gióng

- Bà Trưng

- Đồ Chiểu

Tên địa lí : Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

VD :

- Thái Bình

- Trà Vinh 

- Cần Thơ

* Chú ý : Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách viết kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.

VD :

- Bắc Bộ 

- Nam Bộ 

- Vàm Cỏ Đông

- Trường Sơn Tây

- Vũng Tàu

Tên người và địa lí nước ngoài : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên cò nhiều âm tiết thì giữa các âm phải có dấu gạch nối 

VD :

- Hi-ma-lay-a

- Thô-mát Ê-đi-xơn

1 tháng 6 2019

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài

- Quy tắc viết hoa tên cơ quan chính phủ, danh hiệu, giải thưởng, huy chương.

QUY TẮC VIẾT HOA

1. Tên người viết hoa cả tên đệm và tên lót.

2. Địa danh khi đi kèm với một tên riêng phải viết hoa cả hai hoặc ba từ.

VD: Sông Hồng, Sông Kim Ngưu, Núi Sưa, Đền Bạch Mã, Đình Kim Liên...

3. Đường phố khi đi kèm theo tên phố, tên của các châu lục.

VD: Đường Nguyễn Chí Thanh, Đường Bưởi, Phố Hàng Lược, Châu Âu, Châu Phi, Thế Giới, Quốc tế, Quốc gia...

4. Tương tự với tên làng, xã, tỉnh, huyện...

VD: Thành phố Hà Nội, Tỉnh Hà Nam, Thôn Mỹ Trọng, Huyện Thanh Trì...

5. Riêng trường hợp Thủ đô luôn luôn phải viết hoa.

VD: Thủ đô Hà Nội, các Thủ đô trên Thế Giới, Kinh đô, Kinh thành Thăng Long, triều Trần, triều Lý...

6. Các chức danh, học hàm, học vị viết hoa chữ cái đầu: VD: Tú tài, Tiến sỹ, Giáo sư, Kiến trúc sư, nhà Sử học, Kỹ sư, Luật gia, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trung tướng, Đaị tướng, Công tước, Hầu tước, Bá Tước, Tử tước, Nam tước, Hoàng Thái tử, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Công chúa, Vua,  Hoàng đế, Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Tổng bí thư........

7. Tên các Hành tinh: Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng, Quả đất, Sao Chổi, Sao Chổi Haley.

8. Tên của các hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc,Tây Bắc...

9. Các từ: Thế kỷ, Thiên niên kỷ, Tr.CN, S.CN… Riêng Thế kỷ phài dùng số La Mã. Ví dụ: Thế kỷ VII…

10. Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Cửu trù, Hồng phạm, Ma phương.....

Tên của 10 can và 12 chi, nếu can và chi đi cùng nhau ta viết hoa cả hai:

VD: Quý Mão, Đinh Mùi, Bính Dần...

Tám quẻ trong Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,   Khôn,Đoài và 64 quẻ trong Kinh Dịch đều viết hoa.

11. Một số trường hợp cần chú ý: VD: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trung ương Đảng Cộng sản,...

12. Đằng sau dấu hai chấm luôn luôn viết hoa.

13. Tên các tác phẩm viết in đậm (ký hiệu: Bold) và in nghiêng (ký hiệu Italic), không cần đóng mở ngoặc kép.

14. Các trích dẫn, các câu danh ngôn, lời phát biểu… có mở đóng ngoặc kép và in nghiêng.

15. Các trích dẫn khi viết xuống dòng phải có dấu hai chấm, xuống dòng có dấu gạch ngang đầu dòng,viết hoa và in nghiêng.Trường hợp khi viết liền dòng phải có dấu hai chấm mở ngoặc kép và phần chữ trong ngoặc in nghiêng.

16. Phần chú thích ngăn cách với phần chính văn bằng một dòng kẻ và nhỏ hơn phần chính văn một cỡ. Cách viết cũng áp dụng như quy tắc trên.

17. Phần phiên âm tiếng nước ngoài cần viết tiếng nước ngoài trước, sau đó mở ngoặc đơn ghi phần phiên âm không có gạch nối. Trong một văn bản mà tên riêng đó lặp lại nhiều lần thì chỉ cần viết phiên âm lần đầu, từ những lần sau thì để nguyên tên nước ngoài.

18. Không viết “i” trong một số trường hợp để bảo đảm tính cân đối: VD: Kỹ thuật, Nước Mỹ, Bác sỹ, Kỹ sư, đạo lý,..

26 tháng 10 2019

Luân Đôn , Lê Lợi , Tô-ki-ô , Niu-tơn

8 tháng 7 2019

a) Danh từ riêng là người, tên địa lí trong đoạn văn: Nhụ, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.

b) Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.

23 tháng 10 2016

thủ đô Bắc Kinh, thủ đô Tô-ki-ô, nước Việt Nam, anh hùng Lê Lợi.

28 tháng 2 2023

gạch chân các danh từ riêng là tên người, tên địa lí việt nam