K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2017

An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống nhân đạo, bao dung và nhân hậu của nhân dân ta.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: 

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

(Thạch Sanh)

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?

4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?

1
6 tháng 12 2017

1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi."

   2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện " Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân."

   3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.

   4. Nếu hiểu " việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của Thạch Sanh.

18 tháng 2 2021

Câu 1 Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi dã nói lên : - Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. - Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

18 tháng 2 2021

Câu 2

Năm 544, tháng giêng, Lý Bí, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội.

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.
-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn cố giữ lấy. Nhưng sau 2 năm 1 phần vì kinh tế khó khăn và 1 phần vì con mình bị tật nguyền phải nằm yên 1 chỗ nên anh chị nản quyết định đem vứt đứa bé đi, anh đem đứa bé lên núi rồi ném nó xuống (nhẫn tâm thế không biết). Mọi chuyện sau đó vẫn diễn ra bình thường và anh chị quên đi đứa con chính tay mình sát hại. Sau 1 thời gian chị Phương lại có thai và mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Khi anh Khải đi làm không có nhà thì cứ tối đến chị lại nghe tiếng bát đĩa va vào nhau, quần áo thì bị lục tung lên nhưng không mất gì cả, đôi khi còn nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Một hôm chị đi vệ sinh (thời đó nhà vệ sinh cách nhà khoảng 5,6m) chị vừa bước ra khỏi cửa thì thấy 1 bóng trắng bị tật nguyền luôn miệng hỏi:
-“Tại sao cha mẹ lại giết con? Tại sao lại ném con xuống để con chết không được nguyên vẹn? Tại sao? Tại sao? Con có tội tình gì mà cha mẹ nhẫn tâm với con như vây?”
-Khi nghe được như vậy chị ú ớ không ra lời rồi ngất lịm đi, hôm sau tỉnh dậy thì thấy mình đã nằm trong nhà và mọi người xung quanh hỏi tại sao chị lạ ngất ngoài vườn thì chị chỉ nói đi vệ sinh mà mệt quá nên ngất đi thôi (vì cái chết của con chị anh chị nói là nó bị bệnh mà mất) khi mọi người đi về hết thì chị mới kể với anh mọi chuyện, anh kêu thôi để anh đốt nhang làm 1 con gà để cầu xin cho con để cho vợ chồng mình được yên. Sau khi làm xong mọi chuyện trở về bình thường, và ngày chị sinh nở cũng tới, chị dinh được 1 đứa con trai vô cùng kháu khỉnh, anh chị thương yêu nó lắm luôn cưng chiều và chăm sóc nó. Khi nó lên 6 tuổi anh chị dẫn nó đi chơi không biết vô tình hay cố ý mà lại lên ngay núi chỗ anh ném đứa con tật nguyền xuống. Đang ngồi chơi bỗng thấy đứa con đứng dậy và bước tới vách núi (lúc đó được rào chắn cẩn thận rồi) anh chin nghĩ con mình tò mò nên kêu là cẩn thận rớt xuống nha con. Nhưng thấy con mình cứ đứng ngó xuống thì anh chị hỏi con đang làm gì vậy? Thì cậu bé cười lên và quay lại nhìn 2 người với ánh mắt đỏ ngàu của sự giận dữ, nó quay sang hỏi:
-“Cha còn nhớ chỗ này không? Là chỗ cha đã ném con xuống đó, hơn 10 năm rồi cha nhỉ!? Bây giờ con xinh đẹp rồi cha còn muốn vứt bỏ con nữa không?” Hahaha
-Anh chị nghe vậy liền van xin
-“Cha mẹ xin lỗi, vì ngày xưa gia đình mình nghèo khó và con còn bị tật nguyền nên cha mẹ nghĩ quẩn đã vứt con đi, cha mẹ xin lỗi, con hãy tha thứ cho cha mẹ và tha cho em con đi!”
-Thì thằng bé nói với giọng giận dữ:
-“Chả nhẽ cứ tật nguyền là phải chết ư? Chả nhẽ nhà ngheo không nuôi được con cái là có quyền giết nó à? Cha mẹ đã coi mạng sống con người quá tầm thường rồi!”
-Sau đó đứa bé liền leo qua rào và nhảy xuống vực, và từ dưới vọng lên tiếng nói:
-“Đây là giá cha mẹ phải trả khi đã giết tôi”
-Truyện tuy không kinh dị cho lắm nhưng nó cho ta phải suy nghĩ 1 điều:
-“Con người có bao giờ tôn trọng sự sống của người khác chưa? Chính con cái mình cũng có thể giết được hay các thai nhi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời mà chúng ta đã lôi ra khỏi, tự hỏi tâm con người còn hay không?”

1

tuy bạn viết khá lâu r nhg mình bây giờ mới đọc đc và nó thực sự rất hay

Nhận xét bài này:Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.                                                                                             Bài làm:           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể...
Đọc tiếp

Nhận xét bài này:

Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                             Bài làm:

           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể phục. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống trong nhưng tình cảm cao quý của con người. Một trong số đó là lòng biết ơn. Và để cho mọi thế hệ sau này đều có lòng biết ơn, nhân dân ta đã đúc kết thành kinh nghiệm qua những câu tục ngữ truyền miệng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. Tuy có khác nhau về con chữ song cả hai câu tục ngữ đều diễn đạt một chân lí – đó là lòng biết ơn. Khi ta ăn một quả ngon ngọt, ta phải ghi nhớ công ơn của người đã trồng nên nó, người đã bỏ mồ hôi công sức, tiền bạc và thời gian của mình để làm ra những quả ấy. Tương tự như vậy, khi ta uống nước, ta phải biết nó từ đâu mà có, tức là phải biết được cội nguồn dòng nước, biết ơn vì đã góp phần nuôi sống chúng ta. Khi ta hình tượng hoá những câu tục ngữ ấy lên, dễ dàng ta thấy được ý nghĩa to lớn của nó. Vì thế, người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng, các vị tướng, những người có công với cách mạng… Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Dù cho có đi đâu về đâu, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu người Việt Nam lại đi về Đền Hùng ở Phú Thọ để viếng và tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng – những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn đó được hiện thực hoá bằng cách chung tay xây dựng Tổ quốc, Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những đền thờ, miếu mạo thờ các vị tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Lòng biết ơn của người dân ta lại thể hiện ở một khía cạnh khác, đó không chỉ là vật chất mang đi lễ, mà còn là tấm lòng biết ơn vô bờ đến những người đã gìn giữ và bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đến ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, mọi người đều gửi những lời chúc hay những món quà lưu niệm coi như tưởng nhớ công ơn của những người được coi là “thiên thần áo trắng” – những người đã chữa bệnh cho mọi người. Hay ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày mà tất cả mọi người đều tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sĩ. Bằng những hành động thiết thực như thăm hỏi thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, viếng mộ liệt sĩ… tất cả mọi người đều bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Không nói chi xa vời, ngay những ngày giỗ hay dịp Tết hằng năm, người Việt Nam ta cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những người lớn trong dòng họ của mình bằng cách tổ chức giỗ, đi tảo mộ, thắp nén hương cho ông bà cũng đủ để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Gần nhất với học sinh là ngày 20/11. Như mọi người cũng thấy,vào ngày 20/11,cả nước ta lại rộn ràng trong không khí hân hoan mừng ngày nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay những nụ hôn đến từ người học trò, là 1 biểu hiện vô cùng rõ ràng về lòng biết ơn những người lái đò đã đưa thế hệ trẻ vươn xa,sánh vai các cường quốc năm châu mà rộng ra là thể hiện truyền thống nhớ ơn ,biết ơn của dân tộc ta.Những nghĩa cử cao quý trên,tuy khác nhau nơi việc làm,nhưng đều thể hiện rõ dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc luôn có lòng biết ơn. Những phong tục, lễ hội truyền thống ấy đã góp phần làm nên một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay – lòng biết ơn. Vì thế, chúng ta phải ra sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống ấy. Hiện thực hoá những điều ấy lên để đất nước ngày càng chan hoà, giàu đẹp và văn minh.

8
27 tháng 2 2018

Hay đấy. Cậu tự làm ak

27 tháng 2 2018

Hay lắm.Cắn vú tớ ko?

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

0
Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .( Theo Thái An, bài toán dân số )b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cửchỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .(Tô-Hoài)c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập và cho biết đó là thành phần gì trong câu sau.
a. Có người cho rằng, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại .
( Theo Thái An, bài toán dân số )
b. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử
chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế .
(Tô-Hoài)
c. Chúng tôi cũng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi,
đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi .
( Nguyễn Quang Sáng)
d. Các bạn ơi, còn những ba tháng nữa mới thi tốt nghiệp .
e. Mây đã kéo đến đen kịt một góc trời. Có thể trời sắp mưa to.
f. Đại bác đã nổ rền và kéo dài ở Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung Du đã mở màn.
g. Ồ, đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành lớp 9/4. Nhất định quân ta sẽ thắng.
h. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được.
i. Ông lão bỗng dừng lại ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm chả nhẽ cái bọn ở
làng lại đổ đốn đến thế.
j. Chao ôi bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
k. Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ.
l. Bác đã đi rồi sao Bác ơi.
m. Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ạ!
n. Cảm ơn cụ nhà cháu vẫn tỉnh táo như thường nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng
như vẫn còn mệt mỏi lắm.
k. Nhưng không còn biết xử lí thế nào lão đành lựa lời nói: “Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi
đấy”.
h. Có người cho rằng bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

1
12 tháng 2 2020

a. Có người cho rằng - tình thái.

b. Chao ôi - cảm thán

c. sau khi tỉnh nhà bị chiếm đóng - phụ chú.

d. các bạn ơi - gọi đáp

e. Có thể - tình thái

f. Chắc chắn - tình thái

g. Ồ - cảm thán

Nhất định - tình thái

h. hình như - tình thái

i. ngờ ngợ, chả nhẽ - tình thái

j. Chao ôi - tình thái

k. ờ, nhỉ - gọi đáp

l. ơi - gọi đáp

m. Có lẽ - tình thái

n. xem ý, chừng như - tình thái.

k. chắc là  tình thái.

26 tháng 8 2017

1, sút vào bóng

2, 1 chữ C

3, khuỷu tay của tay phải

4, chịu

5,từ " sai "

6,chịu nốt

7,chàng trai cắn vào lưỡi cô gái nên cô gái chết 

nhớ k cho tớ đấy

26 tháng 8 2017

Chán quá !

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng...
Đọc tiếp

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”

a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b, Xác định số từ và lượng từ trong đoạn trích trên?

c, Chỉ ra cụm danh từ trong câu: Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử

d, Đoạn trích trên thể hiện tính cách gì của Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

2
4 tháng 4 2020

a,tự sự

b,Số từ:hai.Lượng từ:chúng

c,hai mẹ con Lí Thông

d,ở hiền gặp lành-gieo nhân nào,gặp quả đó

4 tháng 4 2020

a. PTBĐ là: Tự sự

b. Số từ: Hai

    Lượng từ: Mọi.

c. Cụm danh từ trong câu trên là: Hai mẹ con Lí Thông

d. Đoạn trích trên thể hiện Thạch Sanh là người hiền từ, nhân hậu. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

9 tháng 3 2022

em tham khảo:

Lời răn dạy của cha ông thể hiện trong câu tục ngữ được dân tộc ta chứng minh qua nhiều thế hệ bằng thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc. Trong những cuộc kháng chiến gian khó, nguy hiểm nhất của dân tộc, nhân dân ta vẫn đoàn kết một lòng vượt qua để chiến đấu và chiến thắng. Thế kỉ mười ba, đất nước ta phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất thếgiới khi ấy: quân xâm lược Mông – Nguyên. “Vó ngựa Mông – Nguyên chạy tới đâu cỏ cây không mọc được đến đấy”, chúng đã đi từ Đông sang Tây, chiếm được những vùng đất đai rộng lớn và nay cũng ôm mộng xâm lược Đại Việt. Nhưng nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần đã không cam tâm chịu thua. Vua Trần đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm lấy ý kiến và tập hợp sức mạnh toàn quân, toàn dân. Từ hội nghị Bình Than đến hội nghị Diên Hồng, đâu đâu cũng vang lên tiếng hô “Đánh! Đánh!”. Với sức mạnh như vũ bão của cả một dân tộc, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược là ba lần chúng phải rút chạy nhục nhã. Bước vào thế kỉ hai mươi, thế kỉ của những giông bão thời đại, đối mặt với sự xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới: thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, dân tộc ta vẫn phát huy tinh thần đoàn kết keo sơn. Bác Hồ đã kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” “bất kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ không phân biệt tôn giáo đẳng cấp” đều đứng lên chống giặc. Ngay cả khi miền Bắc đã được giải phóng, miền Bắc vẫn gồng mình chung tay sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Những phong trào lao động sản xuất nổi lên như sóng cồn: “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Lao động giỏi”, “Cờ ba nhất”, “Ba sẵn sàng”… Và rồi, qua những năm trường kì kháng chiến gian khổ, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Từ Cách mạng tháng Tám đến chiến thắng của dân tộc là bản hùng ca ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết, ý chí sắt đá và trí tuệ phi thường của con người Việt Nam bé nhỏ. Sau này Bác Hồ đã tổng kết: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước…”.

Nguồn: https://vanmauvip.com/chung-minh-tinh-dung-dan-cua-cau-tuc-ngu-mot-cay-lam-chang-nen-non-ba-cay-chum-lai-nen-hon-nui-cao-tuc-ngu-viet-nam.html#ixzz7N36DoIiR

9 tháng 3 2022

1 người bị thg 2 ng còn lại hok làm đc việc vì mỗi ng đều có công việc khác nhau 😅hok biết đk