K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2019

Xã hội “thượng lưu” đương thời:

+ Xã hội suy tàn, chế độ thối nát

+ Hình ảnh được thể hiện chi tiết trong đoạn văn, biểu tượng cho một điều đó là đồng tiền làm lu mờ con người

+ Xã hội đó bát nháo, những kẻ bịp bợm, lẳng lơ lại hợp thời được thượng tôn

17 tháng 2 2017

Cụ cố tổ chết là niềm vui, niềm hạnh phúc của cả gia đình “đại bất hiếu”.

- Tác giả miêu tả chi tiết cụ thể niềm vui, hạnh phúc riêng của từng thành viên, không ai giống ai

+ Cụ cố Hồng đại diện loại người ngu dốt, háo danh: nhắm nghiền mắt lại để nghĩ tới lúc được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, cho thiên hạ trầm trồ khen

+ Văn Minh được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất, lại được hưởng gia tài do là cháu đích tôn

+ Cô Tuyết được mặc bộ “ngây thơ”, là dịp để Tuyết trưng diện, phô bày sự hấp dẫn của cơ thể

+ Cậu Tú Tân được giải trí, chứng tỏ tài chụp ảnh

+ Ông Phán mọc sừng sung sướng vì cặp sừng của mình có giá trị khi làm cụ cố tổ chết

+ Xuân Tóc Đỏ danh giá, uy tín vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết

- Đám tang còn lây lan hạnh phúc sang những người bên ngoài: cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn bè trưởng giả của cụ cố Hồng

29 tháng 5 2019

Bố cục:

- Phần 1: “Ba hôm sau, ông cụ già chết thật…Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết vậy”: Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ cố tổ qua đời

- Phần 2: “Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám…Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu

- Phần 3: “Đến huyệt…điều sơ suất của khổ chủ”: Cảnh hạ huyệt

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

27 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Những lí do khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc:

- Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng và anh thấy mình "thật hạnh phúc". Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.

- Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Em quan niệm về hạnh phúc như thế nào thì em tự chia sẻ nhé! Chúc em luôn hạnh phúc ^^

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

5 tháng 10 2016

1.Thạch Sanh,Lang Liêu,Tấm Cám,...                                                                                                                                                 2.C

1 tháng 4 2019

(1)- Thạch Sanh, Mai anh tiêm, Ba Lưỡi Rìu, Bánh Chưng Bánh Dày, Cây Tre Trăm Đốt, Ai Mua Hành Tôi, Con Chim Khách nhiệm màu, Ăn Khế Trả Vàng, Tấm Cám, Vua Heo, Lang Liêu,...

(2)- C và D

14 tháng 5 2020

1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng (phong cách, đặc điểm sáng tác và các tác phẩm chính của ông,...)
- Giới thiệu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích,...)
- Nêu vấn đề: Cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
2. Thân bài
- Đám tang của cụ cố Tổ - một đám tang to nhất Hà thành và náo nhiệt như đám hội:
+ Một cái đám ma "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng".
+ Cái đám tang có thể khiến cho "người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười."
→ Đấy là một cách nói đầy mỉa mai của tác giả bởi cả nhà cụ cố Hồng đã biến cái đám ma của cụ trở thành nơi để khoe giàu sang, tiền của.
+ Tuyết với "bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-sê, trông như hở cá nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh".
+ Những người bạn của cụ cố Hồng, "ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,...trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn,...".
→ Có lẽ với những người bạn thân của cụ cố Hồng, đám ma đã trở thành nơi để họ khoe và thi huy hiệu thi râu.
+ Những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn ngay trong đám tang của người chết, họ lại "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám"
- Cảnh hạ huyệt với ngòi bút trào phúng sắc sảo đã lột tả bộ mặt giả dối, những trò bịp bợm của các nhân vật.
+ Cậu Tú Tân đang biểu diễn vai diễn của một người thợ chụp ảnh, cố dàn dựng để tất cả mọi người có thể hoàn thành vai diễn của mình "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ,... để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm."
+ Tiếng khóc "hứt...hứt...hứt..." của ông Phán mọc sừng và thương vụ mua bán, trao đổi với Xuân Tóc Đỏ.
3. Kết bài
Khái quát về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia và nêu cảm nghĩ của bản thân.

13 tháng 5 2020

Vũ Trọng Phụng là một trong số những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX với ngòi bút trào phúng sắc sảo bậc thầy. Có thể nói tiểu thuyết Số đỏ là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Toàn bộ tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt của tầng lớp thị dân thành thị và dường như tất cả những điều đó đã được kết tinh một cách trọn vẹn trong chương sách Hạnh phúc của một tang gia. Đọc Hạnh phúc của một tang gia chắc hẳn bạn đọc sẽ không thể nào có thể quên được cảnh "đám ma gương mẫu" của cụ cố Hồng.

Trước hết, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã quan sát một cách tỉ mỉ, chi tiết và vẽ nên bức tranh cảnh đưa đám cụ cố Tổ với nhiều nét lố bịch, đấy là một đám ma to nhất Hà thành và náo nhiệt như một đám hội. Lẽ thường, nơi đám ma bao giờ người ta cũng cảm nhận được cái không khí hiu quạnh, buồn thương, tiếc nuối ấy vậy mà, giờ đây, cảnh đưa tang của cụ cố tổ mới thật khác người. Một cái đám ma "theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng", rồi đến cả những "lốc bốc xoảng, bú-dích và vòng hoa, có cả vài ba trăm người đi đưa,...". Có lẽ, ở cái đất này, chưa có ai có cái đám tang to như thế, to đến mức có thể khiến cho "người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười." Đấy là một cách nói đầy mỉa mai của tác giả bởi cả nhà cụ cố Hồng đã biến cái đám ma của cụ cố Tổ trở thành nơi để khoe giàu sang, tiền của. Cảnh đưa tang đã không còn sự tĩnh lặng, ảm đạm, thê lương khi mất đi một người thân yêu mà thay vào đó như một đám hội, nhộn nhịp "đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy."

Thêm vào đó, cái lố lăng, đầy nghịch lí của đám đưa tang còn được tác giả khắc họa rõ nét qua hình tượng những người tham dự đám tang. Tuyết với "bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-xê, trông như hở cá nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh". Dường như, đám tang đã trở thành dịp để Tuyết chứng minh với mọi người mình vẫn còn trinh chứ không phải là người hư hỏng. Đó còn là những người bạn của cụ cố Hồng, "ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,...trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn,...". Có lẽ với những người bạn thân của cụ cố Hồng, đám ma đã trở thành nơi để họ khoe và thi huy hiệu, thi râu. Nhưng có lẽ không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn miêu tả, tái hiện lại hình ảnh của những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn,... - họ là những người tân thời ấy vậy mà ngay trong đám tang của người chết, họ lại "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám". Thêm vào đó, điệp khúc "đám cứ đi..." lặp lại nhiều lần với một ý nghĩa rất đặc biệt. Để rồi, đằng sau cái điệp ngữ ấy, đằng sau cái dòng người đông đúc đang đi đưa đám ấy người ta nhận thấy cái bộ mặt lố bịch, giả dối của họ với vẻ ngoài có vẻ đượm buồn nhưng từ sâu trong họ lại là một niềm sung sướng, khoan khoái khác thường.

Đặc biệt, cảnh đám tang còn để lại ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc với người đọc ở cảnh hạ huyệt. Cảnh hạ huyệt như một màn hài kịch mà ở trên sân khấu ấy mọi người đang cố hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình. Cậu Tú tân đang biểu diễn vai diễn của một người thợ chụp ảnh, cố dàn dựng để tất cả mọi người có thể hoàn thành vai diễn của mình "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ,...để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm." Thêm vào đó, để lại ám ảnh sâu sắc với bạn đọc ở cảnh hạ huyệt còn là tiếng khóc "hứt...hứt...hứt..." của ông Phán mọc sừng. Người ta sẽ nghĩ tiếng khóc ấy ẩn chứa bao nỗi buồn, bao niềm xót thương với người ra đi, nhưng không, tiếng khóc ấy là cách để ông Phán giấu đi một thương vụ mua bán, trao đổi với Xuân Tóc Đỏ. Và như vậy, với ngòi bút trào phúng bậc thầy của mình, Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên cảnh hạ huyệt với đầy rẫy những trò bịp bợm, tất cả như một vở hài kịch mà mỗi người đều có cho mình một mục đích riêng.

Tóm lại, với ngòi bút châm biếm sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã khắc họa thành công cảnh đám tang của cụ cố Hồng, qua đó cho thấy bộ mặt đểu cáng, bịp bợm đầy những dối gian của những con người trong xã hội thượng lưu thời bấy giờ.

12 tháng 12 2016

"Mẹ ơi"một tiếng gọi đơn sơ thật đấy!Nhưng đã ai hiểu đc ý nghĩa thật sự của tiếng gọi đó ko?Hay bây giờ chúng ta cảm thấy mk đủ lớn và ko cần bàn tay ấm áp của mẹ để yêu thg nữa?Vậy thì bn hãy thức tỉnh đi vì đó là 1 cơn ác mộng,1 cơn ác mộng đáng sợ.Vậy khi đọc xog câu truyện trên bn có thấm thía đc tình mẫu tủ thiêng liêng chưa?Đưa trẻ trog câu truyện thật hạnh phúc vì đã đc sinh ravà đối với ng mẹ thì đây cx chính là hạnh phúc cuối cug của bà.! 1 ng phụ nữ bị 1 căn bệnh ung thư hoành hành trog suốt cuộc sống của mk.Vậy mà,bà vẫn hạnh phúc khi đc sinh ra đứa cn.Ng mẹ nào cx vậy thôi,sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để trành cho cn 1 giờ đau khổ,có thể đi ăn xin để nuôi sống cn ,có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!Hãy nghĩ xem có ai yêu thg hơn bn hơn 1 ng mẹ!Khi ng con gặp khó khăn ng mẹ sẽ lun kế bên và ân cần chăm sóc.Cho dù có lớn thì đối với mẹ bn vẫn chỉ là 1 đứa trẻ mà thui.Mẹ luôn là người đến bên con khi con cần nhất mặc cho con đã trưởng thành bởi :

"con dù lớn vẫn là con của mẹ

đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

Ok,1 bài văn đã ra lòhaha

12 tháng 12 2016

Ôi ! Đoạn văn của bạn hay quá . Mình cám ơn bạn rất nhiều ^^