Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Các khu vực đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
+ Khu vực đất Việt Bắc.
+ Khu vực đất Đông Bắc.
+ Khu Vực đất Đồng bằng sông Hồng.
- Các khu vực đất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
+ Khu vực đất dãy núi Hoàng Liên Son.
+ Khu vực đất ở các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào.
+ Khu vực đất ở các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên ở giữa hai dãy núi trên.
+ Khu vực đất Trường Sơn Bắc.
+ Khu vực đất đồng bằng Bắc Trung Bộ.
(Trong mỗi khu vực đất, cần trình bày theo từng loại đất, trong mỗi loại đất trình bày về diện tích, đặc điểm và phân bố).
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...
- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên:
+ Rừng còn tương đối nhiều.
+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).
- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ |
Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ |
Độ cao thấp. Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419 m. Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía đông bắc, quy tụ ở Tam Đảo. Các dải núi chính: Cánh cung Sông Gâm. Cánh cung Ngân Sơn. Cánh cung Bắc Sơn. Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.
Địa hình cacxtơ phổ biến. Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long. |
Độ cao lớn. Cao nhất vùng là Phan-xi-păng 3143 m. Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng tây bắc - đông nam. Các dải núi chính: Hoàng Liên Sơn. Các dải núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, sông Mã). Địa hình chắn gió đông bắc và gió tây nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600 m). Địa hình cacxtơ phổ biến. Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa, Mai Châu.. |
HƯỚNG DẪN
- Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo...
• Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.
+ Khí hậu, thực vật: Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ) với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
+ Tài nguyên: Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
+ Trở ngại tự nhiên: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.
a) Giống nhau
- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.
- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.
- Đều có một số chức năng:
+ Hành chính
+ Công nghiệp
+ Chức năng khác
- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.
b) Khác nhau
* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)
- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:
+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).
+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).
+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.
- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.
- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).
- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.
* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)
- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:
+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).
+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).
+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).
- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.
- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.
- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ
HƯỚNG DẪN
a) Giới thiệu khái quát về mỗi vùng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tây Nguyên
b) Giống nhau
- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.
- Mồi vùng chỉ có 1 đô thị quy mô 20 - 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột)
- Đều có một số chức năng:
+ Hành chính.
+ Công nghiệp.
+ Chức năng khác.
- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán
c) Khác nhau
- Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)
+ Quy mô: Tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Thái Nguyên); có 3 đô thị từ 10 - 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả); còn lại, các đô thị khác dưới 10 vạn dân.
+ Phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3-4.
+ Chức năng: Có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).
+ Phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.
- Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)
+ Quy mô: Số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột); có 4 đô thị 10 - 20 vạn dân (Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt, Bảo Lộc); duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào trang bản đồ dân tộc của Atlat Địa lí Việt Nam để tìm các dẫn chứng cụ thể
- Giống nhau: đều là nơi tập trung chủ yếu của các dân tộc ít người và có nhiều dân tộc sống đan xen nhau.
- Khác nhau:
+ Các dân tộc ít người khác nhau: kể tên các dân tộc ít người ở mỗi vùng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc sống đan xen nhau hơn.
Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng:
- Núi cao: có độ cao tuyệt đôi trên 2000 m như: đỉnh Phan-xi-păng (trên dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143 m, Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Ngọc Linh (2598 m),...
- Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối trung bình từ 1000 đến 2000 m như: Chí Linh (129 m), Phu Pha Phong (1587 m), Pa Luông (1880 m), Tản Viên .(1287 m),...
- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m (chiếm nhiều) như: Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m), Chứa Chan (839 m),...
- Sơn nguyên: Đồng Văn, Hà Giang,...
- Cao nguyên: đá vôi ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chảy), badan ở Tây Nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).
- Đồi: có nhiều ở trung du (vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,...
- Bán bình nguyên (nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng): thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
- Địa hình cácxtơ: Thung - động cácxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cácxtơ (Pu Tha Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cácxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cácxtơ (động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn,...).
- Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,...
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
- Mật độ dân số thấp.
- Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.
- Có sự phân hoá rõ.
- Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.
b) Khác nhau
- Mật độ: Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) cao hơn Tây Nguyên (TN).
- Phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: rất không đều giữa trung du và miền núi, giữa Tây Bắc và Đông Bắc, giữa nơi giáp với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại; giữa nơi ven sông và ngã ba sông với các nơi ven rìa các lưu vực sông...).
+ TN: không đều, nhưng tương đối đều hơn TD&MNBB (so các cao nguyên với nhau, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi ở giữa các cao nguyên kề nhau; giữa trung tâm các cao nguyên và ven rìa...).
+ Phân bố giữa thành thị và nông thôn: TD&MNBB có sự tương phản cao (dẫn chứng). Tây Nguyên có sự tương phản thấp hơn (dẫn chứng).
- Phân hoá:
+ TD&MNBB: phân hoá rõ giữa trung du và miền núi, Tây Bắc và Đông Bắc, vùng kề ĐBSH và vùng kề các dãy núi cao...
+ TN: phân hoá rõ giữa trung tâm cao nguyên và ven rìa, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi.
Các đỉnh núi cao nhất nước ta đều tập trung tại miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Ví dụ Phan-xi-păng 3143 m, Pu Si Lùn 3076 m, Phu Luông 2985 m, Phu Xai Lai Leng 2711 m, Rào Cỏ (2235 m),…
Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh 2431 m, còn cao nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là Ngọc Linh 2598 m.