Em hãy gải thích tại sao khi dây chì bị “nổ”, ta không được phép thay một dây chảy mới bằng dây đồng có cùng đường kính
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện tăng vượt quá giá trị định mức, dây chảy của cầu chì nóng chảy (cầu chì nổ) làm cho mạch điện bị hở bảo vệ an toàn cho mạch điện, đồ dùng điện, các thiết bị điện không bị hỏng.
Vì dây đồng có nhiệt độ nóng chảy (1083oC) cao hơn rất nhiều so với chì (327oC). Nên khi xẩy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải dây đồng khó mà bị đức nên không bảo vệ được cho mạch điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện
1/-Người ta dùng dây chì vì nhiệt độ nóng chảy của dây chì thấp (327oC) hơn nhiệt độ nóng chảy của dây đồng (1083oC).
-Nên nếu thay dây chì bằng dây đồng thì khi gặp sự cố ngắn mạch, quá tải xảy ra, dây đồng khó bị đứt sẽ ảnh hưởng đến đồ dùng điện.
2/-Đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện
-Phải đảm bảo an toàn cho người sủ dụng và ngôi nhà
-Dễ kiểm tra và sửa chữa
-Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp
Tham khảo
- Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Ta không thay dây chì bằng dây đồng dù có cùng đường kính lý do là chì có độ chảy thấp hơn là đồng. Nếu dùng dây đồng, thì công dụng của cầu chì không còn tác động, vì đồng có độ chảy rất cao! Mạch điện nhà sẽ bị quá tải, gây nguy hiểm hỏa hoạn, cháy nhà.
Ta không thay dây chì bằng dây đồng, nhôm dù có cùng đường kính lý do là chì có độ chảy thấp hơn là đồng, nhôm. Nếu dùng dây đồng, nhôm, thì công dụng của cầu chì không còn tác động, vì đồng, nhôm có độ chảy rất cao
Vì dòng điện định mức của dây đồng cao hơn hẳn so với dây chì cho nên nếu xảy ra trường hợp nổ lần nữa thì có thể dây đồng chưa chảy thì các thiết bị đã cháy trước rồi