Dựa vào kiến thức dã học và quan sát bảng 11 (trang 41 - SGK), hãy nhận xét và giải thích:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
– Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
– Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
Tham khảo:
a. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:
Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ luân phiên, đặc biệt gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mang theo lượng mưa lớn. Mặt khác trên lãnh thổ nước ta cũng là nơi hoạt động mạnh của các frong và dải hội tụ nhiệt đới nên có lượng mưa lớn.
b. Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.
– Lượng mưa trung bình năm dưới 800 – 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
– Lượng mưa trung bình năm từ 1200 – 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giangm Bắc Ninh….
Nguyên nhân: Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng…) hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).
– Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 2000 mm và từ 2000 – 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ…
Nguyên nhân: Do nước ta nừm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.
– Lượng mưa trung bình năm từ 2400 – 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh…
Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.
c. Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương.
– Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ – thu). Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.
– Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau (mưa thu – đông).
Nguyên nhân:
+ Về mùa hạ: sườn khuất gió mùa Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở Nam Trung Bộ) có mưa ít.
+ Về mùa thu – đông: do tác động của frong và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do hoạt động mạnh của bão nên lượng mưa lớn, nhất là vùng duyên hải ở phía Bắc, còn phía Nam chịu tác động yếu nên có lượng mưa nhỏ.
– Sự tương phản 2 mùa mưa – khô rõ rệt nhất là ở Tây Nguyên và Nam Bộ do các vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên có một mùa khô sâu sắc, lượng mưa nhỏ.
Kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ phận lãnh thổ.
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:
a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp:
– Thuận lợi: nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
– Khó khăn:
+ Thời tiết thất thường (thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…) gây khó khăn cho hoạt động canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai.
+ Độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.
b) Hoạt động sản xuất khác và đời sống:
– Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.
– Khó khăn:
+ Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.
+ Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.
+ Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi về:
- Đất đai và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (rộng, tập trung), rừng (ngập mặn, rừng tràm trên đất phèn...).
- Các chính sách phát triển, thị trường, kinh nghiệm sản xuất hàng hoá của dân cư.
Ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn Bắc đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ:
- Ở phía đông dải Trường Sơn Bắc chịu hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây ra nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài vào mùa hè.
- Phía đông dải Trường Sơn bắc cùng là sườn đón gió mùa đông Bắc, gây mưa lớn ở nhiều địa phương.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về cực. Nguyên nhân, càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng ở địa cực).
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền. Nguyên nhân: càng xa đại dương, tính chất lục địa càng tăng dần.
Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau:
Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%)
* Nhận xét
Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.
- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.
* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.
Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển vì đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.
Dân cư:
+ Đông Nam Bộ là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.
+ Mật độ dân số cao ( 434 người/km2 gấp 1,86 lần cả nước).
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng bằng cả nước (1,4% năm 1999).
+ Tỉ lệ dân thành thị khá lớn (55,5%, gấp 2,35 lần cả nước)
- Xã hội:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước (6,5% < 7,4% và 24,8% <26,5% năm 1999).
+ Đời sống dân cư khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần cả nước (với 527,8 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).
+ Trình độ dân trí cao, tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (92,1 %> 90,3%).
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (của vùng là 72,9 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).
-> Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư - xã hội ở mức cao trong cả nước.
TK
tk
*Khái quát: Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
*Đặc điểm phân bố dân cư
-Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước, phổ biến từ 50 - 100 người/ k m 2
Giải thích: Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, các họat động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế,...
-Ngay trong vùng cũng có sự biểu hiện phân bố dân cư không đều với 5 cấp mật độ dân số khác nhau: cấp cao nhất lên tới từ 501 - 1.000 người/ k m 2 và thấp nhất là dưới 50 người/ k m 2
+Những nơi có mật độ đạt từ 201 - 500 người/ k m 2 và 500 - 1.000 người/ k m 2 như các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc và vùng phụ cận do đây là các đô thị, nơi có các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
+Cấp mật độ từ 50 - 100 người/ k m 2 và 101 - 200 người/ k m 2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như ở thành phố Kon Turn và vùng ven các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,..
+Cấp mật độ dưới 50 người/ k m 2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại như các vùng biên giới với Lào và Cam-pu-chia, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên,.
- Sự thay đối nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.
- Sự thay đổi biên độ nhiệt năm theo vĩ độ.
Nhận xét và giải thích
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ càng nhỏ).
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng lớn. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần tới 6 tháng đếm ở địa cực).