Hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi. Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và dô tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Cơ cấu dân số theo giới:
– Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
Được biểu thị bằng hai công thức sau:
TNN = (Dnam / Dnữ) X 100% = ?%
Trong đó: TNN: Tỉ số giới tính; Dnam: Dân số nam; Dnữ: Dân số nữ.
Hoặc:
Tnam = (Dnam / Dtb) X 100% = ?%
Trong đó: Tnam: Tỉ lệ nam giới; Dnam: Dân số nam; Dtb: Tổng số dân.
– Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước và từng khu vực. Ở những nước phát triển nữ nhiều hơn nam, các nước đang phát triển thì nam lại nhiều hơn nữ.
– Nguyên nhân chủ yếu do trình độ phát triển KT-XH, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư.
– Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển KT-XH của các quốc gia.
– Khi phân tích Cơ cấu dân số theo giới, cần phải chú ý đến khía cạnh sinh học, khía cạnh xã hội (vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ)…
*Cơ cấu dân số theo độ tuổi
– Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
– Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
– Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
– Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
– Dân số trẻ: Độ tuổi 0 – 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào.
+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
– Dân số già: Độ tuổi 0 – 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
+ Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
– Tháp dân số (tháp tuổi)
+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+ Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định)
=>Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
* Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi
+ Cơ cấu dân số theo giới:
+ Cơ cấu dân số theo tuổi:
Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).
Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, vì:
- Sự phát triển kinh tế - xã hội một quốc gia tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
- Trong cơ cấu dân số thì cơ cấu theo giới và theo độ tuổi là quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì:
+Cơ cấu dân số theo giới: không chỉ chú ý yếu tố sinh học, mà còn quan tâm khía cạnh xã hội như: vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của nam và nữ
+Cơ cấu dân số theo độ tuổi: tổng hợp được tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số, nguồn lao động của một quốc gia.
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi
* Nhận xét
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).
Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
* Nguyên nhân
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.
* Ảnh hưởng
- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.
- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.
- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính
- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.
- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.
+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.
+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi cho biết nước ta có dân số trẻ hay dân số già.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Tham khảo!
- Phân tích cơ cấu giới tính và tuổi của dân số Liên bang Nga năm 2020:
+ Nga có cơ cấu dân số nữ nhiều hơn dân số nam ở hầu hết các nhóm tuổi, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên, đến nhóm tuổi trên 80 tuổi gần như dân số nữ gấp đôi dân số nam.
+ Nhóm tuổi 25-29 đến 60-64 chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm tuổi 65-69 đến trên 80 tuổi, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 đến 20-24.
- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Cơ cấu dân số nữ nhiều hơn dân số nam ở hầu hết các nhóm tuổi là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ suất sinh thấp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, dân số già hóa vừa là khó khăn trong phát triển kinh tế vừa tăng gánh nặng về an sinh xã hội.
+ Nhóm tuổi 65 - 69 đến trên 80 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm tuổi 0-4 đến 20-24 cho thấy sự già hóa dân số, đây là thách thức trong vấn đề nguồn lao động và chính sách dân số nhằm tránh tình trạng suy giảm dân số.
- Cơ cấu dân số theo giới:
+ Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).
+ Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
+ Cơ cấu theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Phân tích cơ cấu theo giới, ngoài khía cạnh sinh học người ta còn chú ý đến khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của nam và nữ giới.
- Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
+ Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.
+ Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).
ơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
- Về kinh tế: phát triển các ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu theo giới để khai thác tối đa tiềm năng nguồn lao động, tránh lãng phí lao động và tình trạng thất nghiệp.
Ví dụ:
+ Nữ nhiều sẽ phù hợp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, gia dày...
+ Nam nhiều và năng động thuận lợi để phát triển các ngành khai thác, cơ khí chế tạo, công nghiệp hiện đại...
- Tổ chức đới sống - xã hội:
+ Nhà nước cần chú trọng hơn đến chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản...(đặc biệt đối với các quốc gia có tỉ lệ nữ nhiều).
+ Hoạch định chiến lược phát triển dân số phù hợp.
+ Giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới (phổ biến ở các nước thuộc châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á).
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.
- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.
b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so vói tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm lớn: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15 – 59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi, hoặc 65 tuổi trở lên). Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi).
- Trong cơ cấu dân số, cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, vì:
+ Cơ cấu theo giới tính có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.