Dựa vào hình 17.1 (SGK trang 62), xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định.
- Các mỏ khoáng sản: than (Quảng Ninh), sắt (Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên), mangan (Cao Bằng), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), bôxit (Cao Bằng, Lạng Sơn), apatit (Lào Cai), đồng (Sơn La, Lào Cai), chì - kẽm (Bắc Kạn).
- Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định nhà máy thủy điện Y – a – ly trên sông Xê Xan.
- Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện Y-a-li trên sông Xê-xan.
- Nhằm mục đích khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng.
- Tây Nguyên được lợi thế về nguồn năng lượng, nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, trồng cây lương thực và phục vụ sinh hoạt trong hoàn cảnh thiêu nước do mùa khô kéo dài.
- Thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng.
- Gián tiếp góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận, đảm bảo nguồn nước các nhà máy thuỷ điện của các vùng này, cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong lưu vực. Các nhà máy thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ (Bình Phước), Vĩnh Sơn (Bình Định), sông Hinh (Phú Yên), Đa Nhím (Ninh Thuận) và một số dự án thuỷ điện dự định triển khai ít nhiều đều sử dụng nguồn nước các sông từ Tây Nguyên.
+ Sông Hồng bắt đầu chảy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam và chảy ra vịnh Bắc bộ ở tỉnh Nam Định.
+ Sông Đà bắt đầu từ Trung Quốc và chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Điểm cuối là tỉnh Phú Thọ.
+ Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam tại tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định các sông Đông Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.
Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:
- Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.
- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.
- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.
Năm sông lớn trên lược đồ là sông Hông, Mê Công, Mê Nam, Xa –lu-en, I-ra-oa-đi; các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc của khu vực và cả vùng núi trên lãnh thổ Trung Quốc; chảy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam là chính; sông Hồng, Mê Công đổ vào biển Đông; sông Mê Nam đổ vào vịnh Thái Lan; sông Xa-lu-en, I-ra-oa-đi vào biển An-đa-man.
- Đặc điểm sông, hồ ở Châu Phi:
+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.
+ Các sông có nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn.
+ Có nhiều hồ lớn.
- Vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi:
Sông
+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải.
+ Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê.
+ Sông Công-gô: nẳm ở Trung Phi, đổ ra Đại Tây Dương.
+ Sông Dăm-be-đi: nằm ở Nam Phi, đổ ra Ấn Độ Dương.
Hồ
+ Hồ Vích-to-ri-a: nằm ở sơn nguyên Đông Phi.
+ Hồ Sát: nằm ở bồn địa Sát.
a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển
+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX
+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV
-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn
-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu
-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao
-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương
-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản
-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:
- Vị trí các mỏ khoảng sản :
- Than: Quảng Ninh.
- Sắt: Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.
- Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang.
- Apatit: Lào Cai.
- Các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: sông Đà, Sông Lô, Sông Gâm, sông Chảy.