K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2019

 - Về mặt hành chính: cả nước chia thành 24 lộ, phủ. Dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.

    - Đứng đầu nhà nước là vua. Ban đầu, vua trực tiếp giữ quyền hành sắp xếp và sắp đặt quan lại, ban hành đạo luật xét xử, chỉ huy quân đội, tiếp sứ thần nước ngoài, về sai vua giao bớt cho các đại thần, chỉ giữ quyền quyết định chung. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

31 tháng 3 2017

+Trung ương: vua đứng đầu, quyết định mọi việc. Giúp việc cho vua có các quan văn võ, quan đại thần

+Địa phương: cả nước chia làm 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện (châu), dưới huyện (châu) là hương (xã)

31 tháng 3 2017

sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã ra Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010) và đổi tên nước thành Đại Việt. Nhà Lý đã tổ chức lại chính quyền trung ương và địa phương :
- Ở trung ương : vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối. Giúp việc cho vua có các đại thần, quan văn, quan võ. Các chức vụ quan trọng này đều do nhà vua cử người thân cận nắm giữ.
- Ở địa phương : cả nước được chia thành 24 lộ, phủ do các tri phủ, tri châu đứng đầu ; giao cho các con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

15 tháng 10 2016

Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời Lý :
Dựa vào nội dung mục 1 và sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước đê’ trả lời. Lưu ý sự kiện : sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã ra Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010) và đổi tên nước thành Đại Việt. Nhà Lý đã tổ chức lại chính quyền trung ương và địa phương :
- Ở trung ương : vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối. Giúp việc cho vua có các đại thần, quan văn, quan võ. Các chức vụ quan trọng này đều do nhà vua cử người thân cận nắm giữ.
- Ở địa phương : cả nước được chia thành 24 lộ, phủ do các tri phủ, tri châu đứng đầu ; giao cho các con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

15 tháng 10 2016

Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt và tiến hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước.

- Trung ương: đứng đầu là vua, dưới vua có quan đại thần và các quan ở 2 ban văn, võ.

- Địa phương: cả 2 nước chia thành 24 lộ, dưới lộ có phủ, huyện, hương, xã

=> Đó là chính quyền quân chủ nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với nhân dân chưa phải là đã xa lắm. Nhà Lý coi dân như là gốc rễ sâu bền.

18 tháng 11 2016

2.

18 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Thứ nhất: Do Đại La là vùng đất có điều kiện kinh tế thuận lợi, màu mỡ, nằm vùng trung tâm, vùng đất chủ chốt quốc gia.

12 tháng 12 2019

Sau khi ổn định đất nước, để duy trì quyền lực và quản lý xã hội, các vị vua nhà Lý rất chú trọng xây dựng hệ thống luật pháp. Đặc biệt là năm 1042 vua Lý Thái Tông đã xuống chiếu cho Trung thư sảnh san định sách luật: “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm trước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng…”. Luật Hình thư có nhiều điều khoản bao quát các mặt đời sống chính trị, xã hội đất nước, từ những quy định về bộ máy nhà nước, chế độ quan lại, triều đình,hôn nhân và gia đình đến các vấn đề về lao động, sản xuất nông nghiệp.

 Với mục đích đó, pháp luật thời Lý có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Pháp luật được đề ra để bảo vệ thể chế chính trị của nhà vua, hoàng tộc và quan lại. Mọi hành vi vi phạm đến thể chế chính trị, hoàng tộc, quan lại đều bị coi là tội lớn và khép vào nhóm tội thập ác. Năm 1150, vua Lý Anh Tông còn đưa ra những điều cấm trong cung nhằm bảo vệ lợi ích tuyệt đối của nhà vua và hoàng gia như: cấm thái giám trong cung không được tự tiện đi vào nơi cung cấm, ai vi phạm xử tội chết; các quan lại làm việc trong triều không được tự do đi lại với các vương hầu, không được tụ họp đông người để bàn bạc, chê bai nói xấu triều đình… Những lệnh cấm đó nhằm bảo vệ sự an toàn cho hoàng tộc, đồng thời chống sự liên kết, bè phái trong triều đình làm mất trật tự trong hoàng cung.

Thứ hai, luật pháp thời Lý có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, những vấn đề liên quan đến ruộng đất, sức kéo, người lao động. Vua Lý Thái Tông xuống chiếu quy định chỉ được tuyển lính ở những gia đình đông con đề bảo vệ lực lượng sản xuất; năm 1117, nhà vua ban lệnh cấm giết trâu bò, kẻ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp (phục dịch trong quân), vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ (chăn nuôi tằm)  và phải bồi thường trâu; tội trộm cắp lúa và sản vật của nhân dân sẽ bị xử phạt 100 trượng, nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ. Đặc biệt, chế độ tư hữu về ruộng đất bắt đầu xuất hiện và được nhà nước thừa nhận. Đến thời vua Lý Anh Tông quy định ra phép chuộc ruộng và nhận ruộng, theo đó ruộng cầm đợi trong 20 năm được chuộc; tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được quyền kiện. Ruộng đã bán có khế ước thì không được chuộc, ai trái lệnh sẽ bị đánh 80 trượng. Nếu khi tranh chấp ruộng ao mà dùng binh khí đánh người gây tử thương thì cũng bị xử đánh 80 trượng, bị tội đồ và phải trả ruộng cho người bị tử thương

  Thứ ba, Luật pháp nhà Lý có nhiều điều khoản cụ thể bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Dưới thời vua Lý Nhân Tông ban hành lệnh cấm người dân không được dùng gậy, tre, gỗ và đồ sắc nhọn để đánh nhau, nếu đánh chết người thì bị phạt 100 trượng, thích 5 chữ vào mặt và bị đồ làm khao giáp. Đồng thời luật pháp cũng bảo vệ lực lượng lao động chủ yếu của đất nước là dân đinh, không được mua bán hoàng nam làm nô bộc trong các gia đình quyền quý, nếu vi phạm sẽ bị đánh 100 trượng và thích 20 – 50 chữ. Luật pháp cũng quy định không được lấy quân binh từ những nhà cô độc, ít người… Qua đây thể hiện lòng  nhân ái, thương dân của các vị vua nhà Lý, là cái gốc của tư tưởng “lấy dân làm gốc”.

Thứ tư, pháp luật thời Lý bảo vệ sự ổn định của gia đình theo trật tự Nho giáo với những quy tắc chặt chẽ. Người trong nhà không được tố cáo lẫn nhau, kể cả bố, mẹ, vợ chồng, tôi tớ...

 Có thể thấy vua Lý Thái Tông đã nhận thấy những hạn chế trong phương pháp trị nước trước kia, nhìn thấy những oan sai, những kết cục đau lòng trong việc xử kiện trước đó, từ đó ông định ra việc san định luật Hình thư. Dù có nhiều điều khoản nghiêm khắc nhưng Bộ luật Hình thư vẫn có nhiều điểm nhân ái, khoan dung. Đây thực sự là một bước tiến trong sự phát triển về tư duy quản lý đất nước của nhà Lý. Việc ra đời Bộ luật Hình thư cũng như các cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, đồng thời đặt nền tảng quan trọng cho pháp lý Đại Việt ở các triều đại tiếp sau.

12 tháng 12 2019

* Tổ chức chính quyền trung ương:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

- Với các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ.

- Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

* Tổ chức chính quyền địa phương:

- Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu.

- Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã

15 tháng 11 2016

 

a. Chính quyền trung ương. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Lý – Trần, Hoàng đế là người nắm giữ toàn bộ vương quyền và thần quyền. Tuy nhiên, so với các triều đại trước, mức độ tập trung quyền lực của vua chưa cao tới mức chuyên chế. Mà quyền hành pháp được chuyển giao rộng rãi cho các chức vụ trung gian trong nhà nước, thường là các chức vị dưới vua như Tể tướng, Thừa tướng,…Riêng thời Trần, trên vua còn có Thái thượng hoàng – tức là nhà nước được xây dựng theo thể chế lưỡng đầu, thừa nhận sự tồn tại và phân chia quyền lực giữa hai vua, vừa nhằm củng cố quyền lực nhà nước vừa đảm bảo sự ổn định ngay trong nội bộ vương triều.Theo cuốn “Lịch triều hiến chương loại chí”, bộ máy nhà nước triều Lý được xây dựng với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Biểu hiện ở các chức quan cao cấp trong triều đình chia làm hai ngạch: ngạch văn và ngạch võ. Các đại thần ở ngạch văn bao gồm các chức Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) giữ trọng trách về hành pháp. Dưới hàng quan văn còn có chức Thượng thư – đứng đầu các bộ, các tả như Hữu tham tri, Hữu giám nghị…Ngạch võ – đứng đầu là Tể tướng nắm giữ quyền binh, dưới Tể tướng còn có các chức vị như Thái úy, Thiếu úy và một số chức quan khác. Dưới hàng quan võ còn có Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản…Dưới thời Trần, chế độ trung ương tập quyền không những được khôi phục mà còn được tăng cường về mọi mặt. Quyền lực nhà nước được được phân chia rõ ràng thông qua các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp như Thẩm ti viện, Thẩm hình viện, Tam ti viện… Bộ máy chính quyền thời Lý – Trần được xây dựng trên hình thức chính thể quân chủ quý tộc. Dựa trên nguyên tắc “liên kết dòng họ”, hoàng thân quốc thích là hậu thuẫn chính trị hùng mạnh cho quyền lực của nhà vua. Biểu hiện của nó là hầu hết các trọng trách ở bộ máy trung ương đều do tầng lớp quý tộc nắm giữ. Các hoàng tử được phong vương và được cử đi trấn trị ở các nơi trọng yếu. Quan lại các cấp phần lớn được tuyển lựa với hai phương thức chủ yếu là nhiệm cử và tuyển cử. Thể hiện ở việc quan lại trong bộ máy nhà nước phần lớn xuất thân từ tầng lớp con em quý tộc. Điều này còn được thể chế trong pháp luật dưới thời Trần Thái Tông: “Người có quan tước, con cháu được 1 thừa ấn mới được vào làm quan; người giàu khỏe mạnh mà không có quan tước thì xung quân, đời đời làm lính”. Ngoài ra còn được thể hiện ở một số chính sách như vương hầu, tôn thất đều được trọng dụng và khuyến khích hôn nhân nội tộc vừa để củng cố sự vững chắc của vương triều vừa nhằm đảm bảo tính thuần nhất của dòng họ, bảo vệ ngôi vua được bền vững. Tóm lại, thời Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc; sang thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước; do đó nhà nước thời Lý - Trần là nhà nước quân chủ quý tộc. Nhà nước quân chủ quý tộc Lý – Trần là mô hình nhà nước được xây dựng trên cơ sở cao nhất là nguyên tắc “liên kết dòng họ”. Cách sử dụng, bổ nhiệm quan lại của nhà nước Lý - Trần đã phản ánh rõ nét tính đẳng cấp sâu sắc, nhất là dưới thời Trần. Nguyên tắc “tôn quân quyền” chỉ được thể hiện nhưng không đậm nét bằng nguyên tắc “liên kết dòng họ” trong tổ chức bộ máy chính quyền trung ương.b. chính quyền địa phương Việc phân cấp hành chính và tổ chức chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần có nhiều lần được sửa đổi và thay thế. Dưới thời Lý, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: “lộ – trại” (đứng đầu là Thông phán – Chủ trại); “phủ – châu” (Tri phủ – Tri châu) và hương, xã, sách. Nhìn chung dưới thời Lý, các cấp cơ sở chưa thực sự được quan tâm, đốc thúc. Đến thời Trần, sau hai cuộc cải cách của vua Trần Thái Tông (1242) và vua Trần Thuận Tông (1397) về cơ bản, bộ máy chính quyền địa phương đã có một số thay đổi, tách nhập giữa các cấp. Chính quyền địa phương bao gồm 5 cấp: “lộ” (đứng đầu là An phủ chánh sứ), “phủ” (Trấn phủ sứ), “châu” (Thông phán), “huyện” (Lệnh úy), “xã” (Xã chính). Điều đó phản ánh nhà nước thời này đã đặc biệt quan tâm, trực tiếp với tay quản lý đến cấp cơ sở; một số chức vụ quan trọng trong chính quyền địa phương đều được vua giao cho các vương tôn quý tộc. Dưới thời Lý – Trần, lần đầu tiên có cấp hành chính huyện. Trong quá trình tổ chức xây dựng chính quyền địa phương thời Lý-Trần còn có một số điểm đáng chú ý sau:- Ở miền núi, các tù trưởng có thế lực rất lớn, thực sự nắm quyền quản lý cư dân thuộc tộc mình, các vua Lý-Trần thường gả công chúa và phong chức tước cho các tù trưởng qua đó biến các tù trưởng thành quan chức nhà nước nhằm cũng cố nhà nước trung ương tập quyền.- Ở cấp lộ còn có các chức quan trông coi về đê điều, đồn điền của nhà nước: hà đê chánh sứ và hà đê phó sứ, đồn điền chánh sứ và đồn điền phó sứ.- Triều đình đã bổ nhiệm quan chức đến cấp xã nhưng chắc chắn phải có một hình thức tổ chức quản lý truyền thống trong nội bộ làng, xã mà không thấy sử cũ ghi chép.Ở cấp 2 lộ còn có các chức quan trông coi về đê điều, đồn điền của nhà nước. Triều đình đã bổ nhiệm quan chức đến cấp xã… Từ thực tế trên cho phép đi đến một nhận định tổng quát ở thời Lý – Trần, quá trình xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước có nhiều biến động; tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương được hoàn thiện hơn…

15 tháng 11 2016

+ Tổ chức bộ máy nhà nước

- Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt và biểu hành xây dựng chính quyền quân chủ bằng cách tổ chức bộ máy nhà nước.

- Trung ương: đứng đầu là vua, dưới vua có quan đại thần và hai ban quan văn, võ.

- Địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã

6 tháng 11 2016

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

6 tháng 11 2016

mk mún giúp bạn ý 2 lắm mà mk ko bít vẽ hình trong cái web này.

17 tháng 12 2020

Chứng tỏ nước ta đang phát triển, tiến bộ lên từng ngày. Đời sống bà con nhân dân sẽ sống theo cách mới ít bị tệ nạn xã hội, dịch bệnh, áp bứt hơn khi áp dụng những luật nghiêm ngặt này 

   
23 tháng 12 2021

Chứng tỏ nước ta đang phát triển, tiến bộ lên từng ngày. Đời sống bà con nhân dân sẽ sống theo cách mới ít bị tệ nạn xã hội, dịch bệnh, áp bứt hơn khi áp dụng những luật nghiêm ngặt này 

   

23 tháng 12 2021

Tham khảo:

Chứng tỏ nước ta đang phát triển, tiến bộ lên từng ngày. Đời sống bà con nhân dân sẽ sống theo cách mới ít bị tệ nạn xã hội, dịch bệnh, áp bứt hơn khi áp dụng những luật nghiêm ngặt này 

 

   

23 tháng 12 2021

tk:

Chứng tỏ nước ta đang phát triển, tiến bộ lên từng ngày. Đời sống bà con nhân dân sẽ sống theo cách mới ít bị tệ nạn xã hội, dịch bệnh, áp bứt hơn khi áp dụng những luật nghiêm ngặt này