PHẦN I (6.0 điểm) Mở đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết:Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồiNhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.)Câu 1. (0.5đ) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2. (1.0đ) Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính....
Đọc tiếp
PHẦN I (6.0 điểm)
Mở đầu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.)
Câu 1. (0.5đ) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2. (1.0đ) Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ này.
Câu 3. (1.0đ) Xét về cấu tạo, “ung dung” là loại từ gì? Vị trí của từ “ung dung” trong câu thơ thứ ba có gì đặc biệt? Điều đó mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện ý thơ?
Câu 4. (3.5đ) Trong khổ thơ thứ hai “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính.
Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy hoàn thành đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 10 - 12 câu), trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép thế).
Câu 5. (0.5đ) Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ghi rõ tên tác giả.
Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật bởi xưa nay hình ảnh tàu xe đi vào thơ ca đều được lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại không ngần ngại đưa vào thơ của mình hình ảnh trần trụi, thực tế “những chiếc xe không kính”.
Hình ảnh những chiếc xe không kính là nhân chứng hùng hồn, chân thực cho hiện thực chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ.
Với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm cùng với nét tinh nghịch, ngang tàng hình tượng những chiếc xe không kính xuất hiện trong thơ như để thử thách con người, cũng như để khẳng định chất thép, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn.