K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2019

 Giải thích :Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:

- Các nước phát triển như Hoa Kì, Pháp luôn có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.

- Các nước đang phát triển như Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a có bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức trung bình của thế giới, còn Trung Quốc và Việt Nam là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới.

Cho bảng số liệu: Số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta giai đoạn 2010 - 2015? A. Tổng số dân, sản lượng lương thực...
Đọc tiếp

Cho bảng số liệu:

Số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta giai đoạn 2010 - 2015?

A. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng tổng số dân tăng nhanh hơn

B. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng sản lượng lương thực tăng nhanh hơn

C. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn

D. Tổng số dân và sản lượng lương thực nước ta tăng, bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh

1
12 tháng 5 2019

Dựa vào bảng số liệu đã cho, Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực

theo đầu người đều tăng nhưng sản lượng lương thực tăng nhanh hơn. Vì chỉ khi sản lượng lương thực tăng nhanh hơn tổng số dân thì bình quân lương thực mới tăng

Tổng số dân tăng (91 709 / 86 947) 1,05 lần

Sản lượng lương thực tăng (50 394,3/ 44 632,2) 1,13 lần

Bình quân lương thực theo đầu người tăng 549,5/ 513,4 = 1,07 lần

=> Chọn đáp án B

17 tháng 9 2017

 Giải thích : Dựa vào công thức: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000.

Ta có: Bình quân đầu người của các nước Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và thế giới lần lượt là: 408,6; 1388,8; 227; 845,1; 353,2; 553,5 và 369,4. Như vậy, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người thấp hơn mức trung bình của thế giới.

2 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005

b) Nhận xét và gii thích

* Nhận xét

- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

* Gii thích

- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sn lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Đồng bằng Sông Cửu Long bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân s quá đông.

22 tháng 1 2019

Gợi ý làm bài

a) Sản lượng lương thực bình quăn theo đầu ngươi của nước ta

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990 – 2010

a) Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều.

+ Dân số tăng gấp 1,32 lần (tăng 31,7%), thấp hơn so với hai chỉ tiêu còn lại.

+ Sản lượng lương thực tăng 2,24 lần (tăng 124,3%).

+ Do sản lượng lương thực có tốc độ lăng nhanh hơn dân số nên bình quân 

22 tháng 3 2017

 Giải thích :Dựa vào công thức: Bình quân lương thực = sản lượng / số dân x 1000.

Ta có: Bình quân đầu người của các nước Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và thế giới lần lượt là: 408,6; 1388,8; 227; 845,1; 353,2; 553,5 và 369,4. Như vậy, Trung Quốc, Hoa Kì, Pháp, Việt Nam là các quốc gia có bình quân lương thực đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới

10 tháng 7 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sn lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).

* Giải thích

- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

27 tháng 10 2018

Đáp án B

4 tháng 12 2017

Đáp án B

1 tháng 10 2019

Đáp án D

19 tháng 1 2019

Đáp án B

Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất là đường.