ai có đề KT vật lí ko ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3 chương đầu, chú ý chương dòng điện trong các môi trường bởi lý thuyết về phần này khá nhiều và rối
cho hỏi nhỏ cái, đơn vị không phải của công suất là cái nào z
A, kw.h B. W C.HP( mã lực) D.J/s
Tham khảo tại đây nhé: Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Học kì 2 - Sinh học 7 (loigiaihay.com)
lên lever đi bn, chỉ còn chờ bn thôi, gái theo đầy
Chương I: Quang học
A. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
* Áp dụng: Giải thích tại sao khi đặt một cái hộp gỗ trong phòng có ánh sáng thì ta nhìn thấy cái hộp đó, nhưng khi đặt nó trong bóng đêm ta không thể thấy được nó?
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải là nguồn sáng không?
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
* Áp dụng: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?
Câu 4: Tia sáng là gì?
Câu 5: Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?
Câu 6: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 7: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
* Áp dụng: Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
Áp dụng:
a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng?
b) AB cao 5 cm, cách gương 10cm. Ảnh của vật cao bao nhiêu cm và cách gương bao nhiêu cm?
Câu 9: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?
B. TRẢ LỜI
Câu 1:
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- Vì trong phòng tối thì không có ánh sáng từ cái hộp truyền vào mắt ta nên ta không thấy cái hộp.
* Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.
Câu 2:
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Mặt trăng không phải nguồn sáng, chỉ là vật hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 3:
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Mục đích chính của việc này là dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng sẽ giúp cho việc mổ chính xác
Câu 4:
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 7
A.PHẦN LÝ THUYẾT:
- Ôn tất cả các nội dung ghi nhớ ở cuối bài
B. BÀI TẬP:
I.Xem lại các bài tập trong SBT đã làm
II. Trắc nghiệm:
Câu 1:Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:
A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối
Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm
A. lớn hơn vật. B. bằng vật. C. nhỏ hơn vật. D. bằng
nửa vật.
Câu 3: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt
Trăng?
A. trời bỗng sáng bừng lên.
B. xung quanh mặt trăng xuất hiện cầu vồng.
C. phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
D. trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.
Câu 4: Người ta thường dùng kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông là
loại gương nào sau đây ?
A. Gương lõm, vì gương lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật, làm cho người quan
sát nhìn rõ vật hơn.
B. Gương lõm vì gương lõm cho ảnh thật lớn hơn vật.
C. Gương phảng vì gương phẳng cho hình ảnh của vật bằng đúng kích thước
của vật.
D. Gương cầu lồi vì gương lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn so với với
gương lõm và gương phẳng cùng kích thước.
Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng.
A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn
bằng vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ
hơn vật.
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường
kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh
của điểm đó tới gương.
Câu 6: Một điểm sáng S cách đều hai gương phẳng hợp với nhau một góc . Để
tia sáng xuất phát từ S sau khi phản xạ lần lượt trên hai gương lại trở về S thì góc
giữa hai gương phải bằng
A. 90 0 . B. 60 0 . C. 45 0 . D. 30 0 .
Câu 7: Âm phát ra càng thấp khi
A.vận tốc truyền âm càng nhỏ. B. tần số dao động càng nhỏ.
C. biên độ dao động càng nhỏ. D. quãng đường truyền âm càng
nhỏ.
Câu 8: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị
bằng:
A. 90 0 B. 180 0
C. 0 0 D. 45 0
Câu 9: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua
lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn
chặn đường truyền âm.
C. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
D. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo
hướng khác.
Câu 10: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không B. Tường bêtông
C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc ầm thanh trong không khí vào khoảng 340 m/s.
B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s
C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s
D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s
Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
rắn.
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất
rắn
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất
khí.
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất
rắn.
Câu 13: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng
cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m B. 170m
C. 340m D. 1360m
III. Tự luận:
* Xem lại phần vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Ví dụ: Cho một vật sáng AB có dạng như hình mũi tên. Dựa vào tính chất ảnh
của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB.
*Dạng 2: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ
sâu của biển.
Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây
. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là
1500m/s?
Câu 1. Nhiệt độ của nước đang sôi:
A. 0oC B. 100oC C. 32oC D. 212oC
Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng:
A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng
Câu 3. Khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray vì:
A. Không thể hàn hai thanh ray được. B. Để lắp các thanh ray dễ dàng hơn
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra. D. Vì chiều dài thanh ray không đổi.
Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:
A. Thể tích tăng. B. Thể tích giảm.
C. Thể tích không thay đổi. D. Khối lượng riêng giảm.
Câu 5. Khi nói về sự giãn nở vì nhiệt của các chất,câu kết luận không đúng:
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Câu 6. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:
A. đổi phương của lực kéo. B. thay đổi trọng lượng của vật.
C. tăng độ lớn của lực kéo. D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo
Câu 7. (2đ) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Ròng rọc..................là ròng rọc chỉ ..............một trục cố định. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi ............của lực.
b. Ròng rọc ...........là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn...................cùng với vật. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao, ta được lợi .............về lực.
II. TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 1. (1,5đ) Giải thích vì sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?
Câu 2. (2,5đ)
a. Em hãy nêu cấu tạo của nhiệt kế dùng chất lỏng?
b. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?
Câu 3. (1,0đ) Khi đun nóng một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả sau:
- Từ phút 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ của nước tăng từ 20oC đến 25oC
- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 31oC
- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 40oC
- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 45oC
Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian?
Họ và tên :................................. KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp: 6.... MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng rắn D. Khí, rắn, lỏng
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào nước B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:
a) Rút ra kết luận
b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng
c) Quan sát hiện tượng
d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a B. d, c, b, a C. c, b, d, a . D. c, a, d, b
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?
Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?
Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian(phút) | 0 | 3 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 |
Nhiệt độ (oC) | -6 | -3 | 0 | 0 | 0 | 3 | 6 | 9 |
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | C | C | A | B |
TỰ LUẬN:
Câu 1: (1,5 đ)
- Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (0,5đ)
- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (0,25đ)
Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,25đ)
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (0,5đ)
Câu 2:
- Dùng nhiệt kế (0,5đ)
- Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (0,5đ)
- Ở bầu nhiệt kế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể (1 đ)
Câu 3:
- Sự chuyển một chất từ thể Rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ)
- Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (0,5đ)
- Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy (0,5đ)
Câu 4: a) (1 đ)
b) (1 đ) Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -6oC đến -3oC. Nước đang ở thể rắn
- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 0oC. Nước đang ở thể rắn và lỏng.
- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 3oC đến 9oC. Nước đang ở thể lỏng.
không, trên mạng đầy