Đóng vai một người hàng xóm chứng kiến cảnh cái chết của Lão Hạc và kể lại
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghe ba kể rằng: Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai.
Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.
Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa.
Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy.
Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!
Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.
k mk nhé
Những năm 1930 – 1945 xã hội thực dân nửa phong kiến bóp ngẹt đời sống của người dân lao động khiến cuộc sống ngày càng cơ cực lầm than không riêng gì người nông dân mà cả tầng lớp tri thức như tôi – Ông giáo làng nghèo khổ cũng bị dồn vào mức đường cùng không có lối thoát. Câu chuyện của Lão Hạc – một hàng xóm của tôi phải bán con chó vàng yêu quý và phải tìm đến cái chết khiến tôi day dứt mãi. Ôi, một kiếp người! Lão Hạc ở gần nhà nên tôi hoàn toàn thấu hiểu hoàn cảnh của lão góa vợ lão sống cảnh gà trống nuôi con vì không đủ tiền cho con cưới vợ con lão phấn chí đi đồn điền cao su khiến lão day dứt đau đớn nhiều lần khóc vì thương con nhớ con. Lão làm thuê kiếm sống, bòn tiền vườn dành dụm cho con nhưng rồi lão ốm một trận hai tháng mười tám ngày tiêu gần hết số tiền, có con chó vàng bầu bạn cũng phải tính đến chuyện bán nó. Nhưng tôi nghe lão nói nhiều lần vẫn chưa thấy bán. Làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn quá thế nhỉ. Thế rồi một hôm Tôi vừa sang đến sân nhà tôi lão đã thông báo ngay.
bạn tham khảo :
Tôi và ông giáo là hai người hàng xóm thân thương. Mỗi khi chiều xuống, tôi lại sang bên nhà ông giáo cùng uống nước chè. Hôm nay cũng vậy, thật vô tình, tôi đã tận mắt chứng kiến toàn vẹn câu truyện bán chó của lão Hạc. Tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân hậu của lão – người đã gần đất xa trời. Ông giáo làm nghề dạy học đã lâu nhưng đời sống cũng chẳng khá giả gì. Ổng cùng vợ con sống trong một căn nhà đơn sơ nhỏ bé. Trong nhà chỉ giản dị và đơn giản một cái chõng tre, một cái giường cũ, mấy bộ quần áo, một tủ sách nhỏ và mấy bộ bàn và ghế cũ để dạy học cho lũ trẻ trong làng. Ông giáo là người nhiều chữ nghĩa lại rất nhân hậu nên thường dạy học trò không lấy tiền. Vì vậy, đời sống của ông cũng chả khá hơn những người nông dân chúng tôi là mấy. Như thường lệ, thấy tôi sang, ông rót nước mời tôi. Đặt bát chè tươi xuống bàn, ông giáo lại nói về chuyện lão Hạc. Lão Hạc là hàng xóm liền kề với hai mái ấm gia đình chúng tôi. Lão thân và kính trọng ông giáo lắm. Có chuyện gì lão cũng kể cho ông giáo nghe, xin quan điểm của ông. Tuy cũng là nông dân nhưng lão khổ hơn chúng tôi gấp bội phần. Nhà lão nghèo lắm, vợ lão mất sớm, được thằng con trai khỏe mạnh thì lại phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ. Cả mái ấm gia đình chỉ còn mỗi lão Hạc thui thủi sống một mình cùng con chó vàng trong túp lều mục nát. Ngày nào lão cũng phải đi làm thuê kiếm miếng ăn khiến tôi không tránh khỏi thương cảm. Lão vừa ốm hơn hai tháng trời, có bao nhiêu tiền tích góp đều tiêu hết cả. Nhiều lúc, tôi cũng muốn giúp lão nhưng nhà nghèo, cố gắng nỗ lực lắm, thi thoảng tôi cũng chỉ giúp lão được củ khoai, bát gạo. Buổi chiều hôm ấy, tôi và ông giáo đang ngồi trò chuyện thì lão Hạc sang. Dạo này chắc không có gì ăn nên lão gầy quá. Hôm nay trông lão có vẻ như buồn. Tôi phân vân không biết có chuyện gì xảy ra thì lão báo tin đã bán con Vàng rồi. Cả tôi lẫn ông giáo đều sửng sốt vì ai cũng biết lão quý con Vàng như thế nào. Nó chẳng những là kỉ vật con trai lão để lại mà còn là người bạn tâm giao của lão những khi vui buồn, đời nào lão nỡ bán nó đi. Tất cả lặng thinh, bùi ngùi, chợt, ông giáo quay sang hỏi: “Thế nó cho bắt à? ”. Tôi cũng thêm vào: “Con Vàng dữ lắm, bắt nó cũng chẳng dễ gì”. Lão cố làm ra bộ vui tươi, nhưng hình như xót con Vàng quá, lão cười mà như mếu, rồi lão khởi đầu khóc. Giọng run run, vừa nói vừa khóc, lão bảo con Vàng thấy lão gọi về ăn thì sung sướng lắm, đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục lao ra, tóm gọn bốn chân nó. Nói xong, lão càng khóc nhiều hơn, lão mếu máo: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra, tôi già ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Nghe lão kể mà tôi thấy đau lòng quá. Nghĩ lại thì cũng phải, lão còn chẳng nuôi nổi lão, thêm con chó nữa thì lấy tiền đâu ra mà ăn. Biết lão Hạc buồn, tôi và ông giáo đều nỗ lực an ủi lão. Ông giáo nhẹ nhàng: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác”. Tôi cũng hùa theo ông giáo: “Đúng đấy cụ ạ, nó cũng chỉ là con chó, nó chẳng biết gì đâu, với lại từ trước cụ cũng đối xử với nó tốt lắm rồi còn gì”. Lão có vẻ như đồng ý chấp thuận với chúng tôi và hơi nguôi đi một chút ít. Một lúc sau lão nói, giọng cay đắng: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như kiếp tôi ví dụ điển hình”. Ông giáo nhìn lão, bảo: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Lão buồn rầu: “Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu nói của lão Hạc ngẫm ra thì đúng thật. Nông dân chúng tôi làm gì có ai sướng cơ chứ. Ngồi thêm một lúc, tôi xin phép ra về. Tôi cứ nghĩ mãi về câu truyện của lão Hạc, một nông dân nghèo khó, ít học nhưng rất nhân hậu. Tôi cũng quá bất ngờ khi có người bần hàn đến cùng đường, phải bán đi con chó mà lại day dứt, ân hận như vậy. Quả là một phẩm chất đáng quý. Tôi thương lão lắm, chỉ muốn làm gì đó cho lão bớt khổ. Nhưng biết làm gì, cùng là nông dân, tôi chẳng biết làm gì ngoài cách an ủi lão và mong ước sao cho lão bớt khổ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc khiến tôi cảm động rơi nước mắt và in sâu vào tâm lý tôi. Một con người lương thiện, nhân hậu như vậy mà vẫn phải chịu khổ đau. Ước sao cho số phận của lão Hạc sẽ bớt đi những cay đắng và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn để không ai phải khổ như lão Hạc.
Tham khảo!
1.
Tôi đã phải " dứt tình" bán con gái đầu lòng cùng đàn chó để nộp sưu cho chồng, nào ngờ còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi - em chồng - đã chết từ năm ngoái. Chồng tôi vẫn đang bị trói, đánh chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng trả anh ấy cho tôi trong tình trạng " thập tử nhất sinh".
Sáng hôm sau vừa tỉnh lại một lát, run rẩy kề bát vào miệng thì bọn cai lệ, người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình. Chồng tôi hốt hoảng " lăn đùng ra không nói được câu gì".
Ban đầu, khi thấy bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi và đe dọa tính mạng của anh, nhưng bọn chúng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì tôi vẫn cố gắng van xin tên cai lệ độc ác : Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho ! Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, tôi đã bắt đầu xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài : Cháu xin ông.
Khi tên cai lệ đấm vào ngực tôi và sấn đến trói anh Dậu thì sự chịu đựng không còn nữa, tức nước vỡ bờ, tôi phản kháng dữ dội. Tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất .... còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị tôi túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
tham khảo:
1, Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Mấy hôm nay tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng - anh Dậu. Đã đến ngày nộp sưu mà tôi vẫn chưa có đủ tiền, thế là cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi đang ốm trên giường lôi ra đình…
“Ôi trời ơi!” - tôi thất thần thốt lên một cách đau đớn. Chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.
Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi. Tôi thầm nghĩ nếu húp xong bát cháo này thì anh Dậu sẽ khỏe lại thôi.
Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…”Sầm” - tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì. Nhìn mà xót cho anh ấy, tôi bỗng cảm thấy mình có lỗi….Che giấu sự hoang mang lo sợ của mình, tôi cố gắng bình tĩnh…run run van xin cho mình được khất nợ:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng :
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một ng` đang đau ốm, sợ xảy ra chuyện gì... Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh Dậu lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:
- Tha này! Tha này!
Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức, căm phẫn.
Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…
Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:
- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
THAM KHẢO:
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được tận mắt chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu truyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm hứng với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dạy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu truyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi tận mắt chứng kiến toàn bộ. Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, thời điểm ngày hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong .
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui tươi nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à? Mặt lão đùng một cái co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …
- Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng ” A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?“. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác .
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như tôi ví dụ điển hình! …Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào … thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.
- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
– Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác… Lão Hạc ngần ngại.
– Việc gì còn phải chờ khi khác … Không khi nào nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Thế là, tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi chuyện trò lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả đơn độc nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì nghèo nàn lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, quốc gia thay đổi chính sách, lão Hạc không còn, đời sống của người nông dân ngày này đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của quốc gia mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong thực trạng đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương san sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
Tk:
Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được tận mắt chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu truyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm hứng với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dạy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu truyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi tận mắt chứng kiến toàn bộ. Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, thời điểm ngày hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong .
Lão Hạc cố làm ra vẻ vui tươi nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:
- Thế nó cho bắt à? Mặt lão đùng một cái co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …
- Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng ” A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?“. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Thầy Thứ lại an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác .
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như tôi ví dụ điển hình! …Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào … thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:
- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.
- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.
– Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác… Lão Hạc ngần ngại.
– Việc gì còn phải chờ khi khác … Không khi nào nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.
Thế là, tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi chuyện trò lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả đơn độc nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì nghèo nàn lão mới làm như vậy.
Đã 60 năm, quốc gia thay đổi chính sách, lão Hạc không còn, đời sống của người nông dân ngày này đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của quốc gia mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong thực trạng đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương san sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.
Tham Khảo !
Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lúi húi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.
Vừa đến cửa, lão nói với chồng tôi, gương mặt hốc hác cúi cằm xuống:
- Cậu Vàng đi rồi ông Giáo ạ!
À thì ra lão qua đây để nói về con chó mà lão cưng, lão thương như vàng ấy. Không tránh khỏi sự ngạc nhiên, ông nhà hỏi:
- Cụ đã bán rồi à?
- Vâng, tôi bán rồi.
Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng. Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt đầy ắp những khổ cực bắt đầu ngân ngấn nước, đỏ hoe. Ông nhà tôi xót xa lắm, rót ly rượu mời lão rồi hỏi tiếp:
- Vậy nó cho bắt à?
Câu hỏi này có lẽ đã vô tình đụng vào nỗi đau mà lão Hạc cố chôn vùi. Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. Những giọt nước mắt ấy tưởng chừng sẽ không có ở cái tuổi gần đất xa trời như lão, ấy vậy mà lại rơi vì trót lừa một con chó, lão nghẹn ngào:
- Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu. Nghe gọi về ăn cơm thì vẫy đuôi lật đật chạy về. Đang ăn thì thằng Mục và thằng Xiên trốn từ phía sau túm lấy cu cậu, loay hoay một lát là trói chặt cả bốn chân. Cái giống nó cũng khôn, biết mình bị bắt nên im lặng, chỉ kêu ư ử như muốn oán trách tôi vì sao lại đối xử tệ với nó như vậy. Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá! Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy. Lão cấu xé, dằn vặt bản thân để thỏa nỗi đau đang cồn cào tận đáy lòng. Nhìn lão thế này, ông nhà tôi thấy đau lòng lắm, ông ôm lão mà khóc cùng và tôi thấy thương lão Hạc biết bao!
Người ngoài nhìn vào có thể sẽ nghĩ lão không được bình thường, không khóc vì khổ thì thôi chớ ai đời lại đi khóc vì bán chó. Bản thân tôi trước đây cũng nghĩ lão già rồi nên không còn minh mẫn, có tiền không tiêu, có ruộng vườn không bán, có chó không giết... nhưng bây giờ hiểu rõ sự tình, tôi thấy thương cho hoàn cảnh lão lắm. Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai thì không lấy được vợ, đứa con trai duy nhất phẫn chí bỏ đi phụ đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão phải sống hiu quạnh cùng con chó là kỉ niệm mà người con trai để lại, lão cưng nên gọi là “cậu Vàng”. Nhưng vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đứt ruột bán đi cậu Vàng dù trong lòng đau như cắt. Không biết cậu Vàng đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão những khi lão nhớ đến con trai, ai bên cạnh lão khi lão ốm yếu? Càng nghĩ tôi càng thấy thương lão. Giật mình khi thấy đồng hồ điểm mười hai giờ trưa, tôi phải tiếp tục nấu ăn. Còn lão Hạc với chồng tôi vẫn nói chuyện ở gian trên.
Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Cuộc đời quả thật trớ trêu khi bắt con người ta phải sống trong sự đau khổ, kéo dài như thế. Còn về phần gia đình tôi cũng sống trong hoàn cảnh túng quẫn. Tuy nhiên ông nhà tôi có tấm lòng rộng lớn, mặc dù nhỏ tuổi hơn lão Hạc rất nhiều nhưng khi nghe lão tâm sự, ông vẫn lắng nghe và chia sẻ cùng lão, không hề phàn nàn mà lại tỏ thái độ vô cùng lễ phép tôn trọng lão Hạc.
Thông qua câu chuyện và nỗi đau của lão Hạc nói riêng và cuộc sống của những người nông dân thời xưa như chúng tôi nói chung, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc sự đáng thương, sự gian truân của cuộc đời. Chúng tôi chỉ mong cái xã hội này nhanh chóng chấm dứt, để con cháu đời sau có cuộc sống ấm lo, hạnh phúc.
Tham khảo:
Ở cái làng này, cái đói đã làm cho mọi người thay đổi hẳn từ tính nết cho đến con người. Ấy thế mà cũng còn một người có tấm lòng đáng quý lắm đấy, bác Hạc đó con à. Bác ấy tuy già, yếu nhưng là một người có nhân cách, biết liêm sỉ, dù đói rách cũng không xin xỏ hay trộm cắp gì của ai.
Một ngày nọ, bác Hạc qua gửi gắm cho ba tôi những lời thống thiết, giống như một lời trăn trối của người sắp đi xa. Bác Hạc nói rằng: “Tôi già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: Tôi còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi cho ông để lỡ có chết thì ông đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của tôi có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm” vậy. À mà không phải, hình như là bác ấy sợ mình tiêu hết tiền của con nên gửi ba tôi giữ hộ 30 đồng bạc, chứ bác ấy còn khoẻ, còn mạnh mà, đâu có thể ra đi trong nay mai được. Tôi nghĩ thế rồi ra bếp nấu nước chè cho ba tôi.
Chiều hôm đó trời mưa lâm thâm, như thường lệ tôi đem qua cho bác Hạc ít khoai luộc còn nóng nổi. Vừa đến hiên nhà bỗng nghe tiếng ọ ẹ, nôn ói, tôi liên chạy vào trong thì thấy bác Hạc đang vật vã trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Bác tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Tôi sợ quá làm rơi cả dĩa khoai, ba chân, bốn cẳng chạy như bay về nhà báo cho ba tôi biết. Ba tôi hô hoán mọi người đến cấp cứu cho bác. Thoáng chốc mọi người tập trung đông đảo trước sân. Tôi lẻn vào trong thì thấy ba tôi và chú Tư đang đè bác Hạc ra để đổ nước đường vào miệng bác, nhưng bác ấy không nuốt vào mà phun ra tung toé, làm ướt hết cả quần áo của ba tôi và chú Tư. Loay hoay một lúc lâu có lẽ bác Hạc đã thấm mệt nên mặc cho ba tôi và chú Tư làm gì thì làm. Chú Tư khoẻ hơn nên kéo ngược người bác Hạc lên, hai chân hướng lên trời đầu thòng xuống đất để cho bác ấy nôn ra. Mẹ tôi tưởng là bác Hạc bị trúng gió nên lấy dầu thoa lên khắp người bác, rồi làm than lửa xông sả, khói bay mù mịt, cả căn nhà toàn mùi nồng của sả, ai nấy cũng ho sặc sụa.
Sau khoảng hai canh giờ vật lộn, vã mồ hôi nhưng cũng đành bất lực, không thể cứu được, bác ấy đã ra đi mãi mãi. Một cái chết thật là dữ dội, mãnh liệt, giống như là chết oan vậy. Mọi người trong làng, kẻ đoán già, người đoán non rằng bác Hạc chết vì bị ma nhập, có người nói bị chó điên cắn, có người nói bác ăn phải trái dại, … chẳng ai biết bác ấy chết vì bệnh gì mà đau đớn, bất thình lình đến như vậy.
Tang lễ cho bác Hạc xong ba tôi về nhà tắm rửa, rồi ngồi châm điếu thuốc lào khói ra nghi ngút, mắt lim dim một nỗi buồn khó tả. Hình như ba tôi đang khóc, tôi bạo dạn hỏi: Vì sao bác Hạc chết vậy ba? Ba nói với tôi rằng: Bác ấy tự tử đó con à! Tự tử? Nhưng sao lại tự tử ạ? Bác ấy có bệnh nan y gì hay nợ nần ai sao ba? Không phải đâu con à, bác ấy tự tử vì không muốn cái thân già của bác ấy tiêu hết tiền, sợ phải bán mảnh vườn, sau này con bác ấy về không có chỗ ở, không có tiền để cưới vợ và cũng một phần bác ấy tự vấn lương tâm vì đã lừa “cậu Vàng” – con chó mà bác ấy đối xử như người thân. Bác Hạc là một người đáng kính trọng, có lúc ba đã hiểu lầm bác ấy nhưng bây giờ thì ba mới biết, bác Hạc rất đáng thương, nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha. Nói xong ba tôi càng sụt sùi thương cảm!
Hôm nay, tôi thắp nén nhang cầu khấn cho bác về miền cực lạc được thanh thản. Trên mái tranh mục nát và tấm phên đất cũ kỹ lủng thủng nhiều lỗ của nhà bác Hạc khói hương đang bay nghi ngút. Bác có linh thiêng phù hộ cho con bác sớm về nhà chịu tang cha, để con có thể kể lại câu chuyện đau lòng này cho anh ấy và cũng là giúp anh ấy chuộc lại phần nào lỗi lầm khi bỏ đi biệt xứ không phụng dưỡng người cha già, đói khổ nhưng giàu tình thương này.