K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2017

Chọn đáp án: A.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.

b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756:

– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

⇒ Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Lời thoại cho thấy tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều trong cuộc trao duyên.

5 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Ngôn ngữ của nhân vật góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, vì thế hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng.

8 tháng 3 2023

Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những việc sinh hoạt nhỏ nhặt, trước mắt của nhân vật Thanh. Bà chỉ hỏi Thanh, đã về đấy ư, đã ăn cơm chưa, sao không đi xe, dặn Thanh đi nghỉ ngơi, rửa mặt cho mát…

Những lời đối thoại cho thấy hình ảnh người bà như vẫn luôn chờ đợi đứa cháu đi xa trở về. Bà không hỏi công việc, mà chỉ hỏi những chuyện vụn vặt, quan tâm đến bữa ăn, giấc nghỉ của cháu.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn nằm ở phần đầu có lời đối thoại giữa Thanh và bà.

- Từ đoạn văn đó chỉ ra những chuyện được nhắc đến trong lời đối thoại và cách bộc lộ tình cảm của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.

- Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

a.

- Đối thoại:

Đề Hầu : Bắt tới chốn huyện nha,

Xin ngài ra xử đoán..

Huyện Trìa: Thôi ,đây đã biết

Lựa đó phải thưa..

- Độc thoại:

Đế Hầu : -Mụ đà nên tệ

Ông Huyện cũng xằng,

Phen này ông bày mặt thú lang

Huếch với mụ ắt râu trụi lủi

- Bàng thoại: Tri huyện Trìa là mỗ/nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất

- Vì: Huyện Trìa là người cầm cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh, lấy lòng Thị Hến, lấn át Đê Hầu, dọa dẫm Trùm Sò,…Huyện Trìa nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,…tác giả dân gian muốn lật tẩu bản chất của y,…Đó có thể là lí do khiến tác giả để nhân vật này nói nhiều nhất, dài nhất.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần

''Nội hạt tiếng khen khen ta

Cầm đường ngày tháng vào ra/

Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca

d. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu tác phẩm chủ yếu xoay quanh chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm lẫn nhau. 

- Tình cảm của các nhân vật đầy yêu thương, trìu mến. Bà vui khi thấy cháu về, quan tâm từng li từng tí. Cháu muốn biết có ai ở cùng bà vì không yên tâm khi bà ở một mình. Giọng điệu các nhân vật dành cho nhau đầy âu yếm, thân thương.

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính...
Đọc tiếp

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?

b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

1
27 tháng 1 2019

- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:

   + Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)

   + Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren

   + Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh

→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng

   + Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại

- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:

   + Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc

   + Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn

- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

* Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:

- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".

- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được"). Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".

- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.

* Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.

22 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Những lời thoại được lặp lại trong văn bản này là:

- Mình đi tìm con người. Hoàng tử bé nói - "cảm hóa" nghĩa là gì.

- Không mình đi tìm bạn bè. "Cảm hóa" nghĩa là gì.

- Bạn làm ơn "cảm hóa" mình đi

- Nếu muốn có một người bạn, hãy "cảm hóa" mình đi

Tác giả nhấn mạnh động từ "cảm hóa" rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là ông chủ và kẻ phục tùng. Đó là một câu chuyện đạo đức bao trùm cuốn tiểu thuyết. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Chính hành trình của hoàng tử nhỏ đã khiến cậu khám phá được bản thân cũng như thế giới xung quanh.

7 tháng 5 2023

a.

* Đối thoại:

- ĐỀ HẦU: Trộm của Trùm Sò đêm trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua/ Bắt tới chốn huyện nha,/ Xin ngài ra xử đoán.

- HUYỆN TRÌA: Lão Đề lấy tờ khai,/ Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng của nói có, vọ nói không

- THỊ HẾN: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.

* Độc thoại:

- ĐỀ HẦU: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mục ắt râu trụi lủi.

* Bàng thoại:

HUYỆN TRÌA: Tri huyện Trìa là mỗ/ Nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả.

* Lời chỉ dẫn sân khấu: Hạ.

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất trong văn bản vì đây là một phiên xử án và thẩm quyền thuộc về Huyện Trìa.

c. Dấu hiệu cho thấy trong lời thoại của nhân vật trong văn bản mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần:

Đoạn:      Nộ hát tiếng khen khen ta

              Cầm đường ngày tháng vào ra

              Hoa nguyệt hôm mai thong thả...

=> Đây là đoạn thuộc lời thoại của nhân vật Huyện Trìa và được gieo vần “a”. Đây là một trong những đặc điểm của thể loại thơ.

d. Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn vì đó như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao và phù hợp với đặc điểm của tuồng.