K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2019

Đáp án: D

29 tháng 3 2022

a- 2
b-1
c-3

29 tháng 3 2022

a-2

b-1

c-3

( theo s nghĩ của mik) thì mình thấy là câu b đúng nhất vì : đã rất nhiều năm rồi , thầy Chu vẫn nhớ ơn của thầy mình ( Uống nước nhớ nguồn ) nha bạn

13 tháng 12 2018

Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?

Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”... Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, ... hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,...

Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.

Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

22 tháng 2 2019

Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là:

b) Uống nước nhớ nguồn.

c) Tôn sư trọng đạo.

d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.)

Câu 36: Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết, tương trợ?A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơnB. Đồng cam cộng khổC. Cây có cội, nước có nguồnD. Lời chào cao hơn mâm cỗCâu 43: Câu ca dao tục ngữ không nói về tôn sự trọng đạoA. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầyNghĩ sao cho bõ những ngày ước mongB. Dốt kia thì phải cậy thầyVụng kia cậy thợ thì mày làm nênC. Nhất quý nhì sưD. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyCâu 17: Em đồng ý với ý...
Đọc tiếp

Câu 36: Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

B. Đồng cam cộng khổ

C. Cây có cội, nước có nguồn

D. Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 43: Câu ca dao tục ngữ không nói về tôn sự trọng đạo

A. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong

B. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

C. Nhất quý nhì sư

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần phải giản dị

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gủi, yêu mến

Câu 57: Trong buổi bình xét gia đình văn hoá, thành phần gồm:

A. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét

B. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư

C. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét, Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

D. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

Câu 13: Câu chuyện nào dưới đây nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Bó đũa.

B. Tấm Cám.

C. Cô bé quàng khăn đỏ.

D. Rùa và Thỏ.

2

Câu 1: D

Câu 36; B

Câu 43: B

Câu 13: A

5 tháng 1 2022

Câu 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

A. Gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần sống giản dị.

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng.

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị.

D. Sống giản dị để được mọi người quý mến.

Câu 36: Câu tục ngữ nào nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

B. Đồng cam cộng khổ

C. Cây có cội, nước có nguồn

D. Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 43: Câu ca dao tục ngữ không nói về tôn sự trọng đạo

A. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong

B. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên

C. Nhất quý nhì sư

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần phải giản dị

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gủi, yêu mến

Câu 57: Trong buổi bình xét gia đình văn hoá, thành phần gồm:

A. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét

B. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư

C. Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét, Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

D. Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, các tổ chức đoàn thể

Câu 13: Câu chuyện nào dưới đây nói về đoàn kết, tương trợ?

A. Bó đũa.

B. Tấm Cám.

C. Cô bé quàng khăn đỏ.

D. Rùa và Thỏ.

16 tháng 6 2019

a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất

b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn

c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân

→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp

 

- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời

8 tháng 5 2016

Từ bao đời nay, ông cha ta nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn. Trãi qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Đây là câu tục ngữ bằng chữ Hán, là một trong những lời răn dạy của Khổng Tử. “Lễ” ở đây được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lý phong kiến, đưa con người vào khuôn khổ phép tắt kỉ cương (trai thì tam cương ngũ thường, gái thì tam tòng tứ đức). Con người có được những lễ giáo này thì mới bắt đầu học văn. Học văn theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách thánh hiền. Lời của Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách, cái đạo lý làm người, rồi sau đó hãy học đến những điều khác. Giờ đây câu tục ngữ ấy trở thành lời nhắc nhở của nhân dân ta: mọi người nên chú trọng quan tâm việc rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người trước, rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa.

Thật vậy, học lễnghĩa đầu tiên là hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ lúc con bé thơ, ta được biết đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ từ những câu ca dao, câu hát trong dân gian đã đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên một chút, ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử sự từ những điều đơn giản nhất như lời: “cảm ơn”, tiếng ‘xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi…hoặc đi phải thưa, về phải trình… Như vậy, lễ nghĩa đạo lý ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường; nghĩa là ta đã được học lễ nghĩa trước từ trong gia đình. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẩn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh. Như vậy, ở môi trường nào, đạo lý cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

Nếu như môt đứa con ở nhà không biết vâng lời cha mẹ, bất hiếu, ngỗ ngược thì vào trường không thể là một học sinh ngoan và chắc chắn sau này ra đời cũng không bao giờ là một công dân tốt được. Ta cũng nên hiểu rằng, gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình không có kỷ cương, nề nếp thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn, không thể nào tiến bộ văn minh được. Bài học đạo lý làm người này không bao giờ cũ, vẩn có giá trị mãi mãi với thời gian. Bởi vậy học kiến thức văn hóa ta có thể học mười năm, còn học làm người ta phải học suốt đời. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời răn dạy, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh những ai xem nhẹ đạo đức và việc rèn luyện nhân cách làm người.



 

22 tháng 6 2016

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

4 tháng 11 2016

 

Câu tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ:

b) Chung lưng đấu cật

 

c) Đồng cam cộng khổ

g) Ngựa có bầy, chim có bạn

 

 

 

5 tháng 11 2016

Những câu nói về tình đoàn kết là :

- Chung lưng đấu cật

- Đồng cam cộng khổ

nhớ tick cho mình nhé

16 tháng 11 2021

B. Tiên học lễ hậu học văn

16 tháng 11 2021

Tính đạo đức, kỉ luật được thể hiện như thế nào?
A. Vào lớp thuộc bài ra lớp hiểu bài
B. Tiên học lễ hậu học văn
C. Đi thưa về chào
D. Gặp thầy cô chào hỏi