Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự phân bố đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở ven biển: Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Thiết...
- Giải thích:
+ Vị trí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi, buôn bán bằng đường biển, đường bộ, đường sông.
+ Tự nhiên có nhiều thuận lợi cho sản xuất, giao thông và cư trú (địa hình bằng phẳng, hạ lưu sông, cửa sông ra biển, vũng vịnh kín gió, nguồn lợi thuỷ sản,..).
+ Là cửa ngõ của các luồng nhập cư ở các thời kì trước bằng đường biển.
1/ Cây chè trồng khắp các tỉnh ở trung du miền núi bắc bộ, được trồng nhiều trên các đồi núi. Diện tích và sản lượng chè đứng đầu cả nước. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên, Bắc Giang...
- Cây chè phát triển ở vùng này vì: khí hậu lạnh phù hợp với sự phát triển, sinh trưởng của cây; nhiều diện tích đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp; có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh trồng chè; đay là cây truyền thống, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác; chè đc sử dụng khắp cả nc thúc đẩy sự phát triển.
2/ - Duyên hải NTB thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế vì: đây là vùng có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng, các địa điểm tham quan du lịch như sở thú, bảo tàng, các di tích lịch sử...; thời tiết mát mẻ, ít bão, thuận lợi cho các hđ du lịch diễn ra trong cả năm; vị trí nằm trên trục giao thông bắc - nam, có nhiều trục đường lớn và cảng biển, thuận lợi thu hút khách du lịch; các cấp lãnh đạo các tỉnh có nhiều chính sách thu hút khách du lịch tỏng và ngoài nc.
- BTB thường có nhiều thiên tai vì:
+ vào mùa đông, gió mùa đông bắc từ cao áp xi bia thổi xuống bị lệch về hướng đông ra biển, mang theo hơi ẩm từ biển vào, thổi vào vùng BTB, hướng của gió vuông góc với hướng của địa hình nên kia gió mùa đông bắc thổi tới thì bị dãy trường sơn bắc chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa, trút hết ở đồng bằng BTB ( phía đông dãy TSB), tạo nên các cơn bão, cơn mưa ở BTB.
+ vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ vịnh ben- gan tới mang theo hơi ẩm từ biển vào. Khi đi qua phần đất liền của thái lan , campuchia, lào đến phía tây dãy trường sơn bắc thì bị chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước, trút hết mưa ở phía tây dãy TSB, khi vượt qua dãy núi thì không còn hơi nước và trở nên khô nóng, làm phía đông TSB (phía đồng bằng) không có mưa, nắng nhiều, thời tiết khô nóng ( hiện tượng foehn).
HƯỚNG DẪN
- Nhận xét: Đô thị tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng (Bắc Bộ, Nam Bộ) và ven biển (miền Trung); thưa thớt ở miền núi.
- Giải thích:
+ Do tác động của công nghiệp hoá đến đô thị hoá, nên sự phân bố đô thị có sự phù hợp với sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp (Xem câu hỏi về chứng minh sự phân bố dân cư đô thị nước ta phù hợp với sự phân bố của hoạt động công nghiệp ở trên).
+ Đô thị phân bố tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi về tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên...); vị trí địa lí, quần cư, giao thông, thị trường... Ngược lại, những khu vực ít hoặc không có đô thị là do gặp khó khăn về các yếu tố trên
a) Tình hình khai thác hải sản ở Duyên hãi Nam Trung Bộ
- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.
- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.
- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):
+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.
+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.
+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.
+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.
b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì
- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.
- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.
- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.
- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.
- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...
- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...
HƯỚNG DẪN
a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ
- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.
- Diện tích, dân số.
b) Nhận xét
- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).
- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).
- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:
+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).
+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).
c) Giải thích
- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:
+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.
+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.
- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.
Tham khảo
a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ
- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.
- Diện tích, dân số.
b) Nhận xét
- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).
- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).
- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:
+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).
+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).
c) Giải thích
- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:
+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.
+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.
- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.
HƯỚNG DẪN
a) Các trung tâm công nghiệp
− Bắc Trung Bộ: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
− Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
b) Nhận xét sự giống nhau của các trung tâm công nghiệp ở hai vùng
− Quy mô: Các trung tâm công nghiệp đều có quy mô nhỏ.
− Cơ cấu ngành: Ở mỗi trung tâm thường chỉ có một số ngành như co khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm…
− Phân bố: Hầu hết ở ven biển.
HƯỚNG DẪN
a) Khái quát chung: các tỉnh, vị trí địa lí, diện tích, dân số.
b) Nhận xét
- Mật độ dân số cao so với cả nước và các vùng khác: Cao hơn mức trung bình của cả nước, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng.
- Phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Trong toàn vùng: phía bắc có mật độ dân số thấp, phía nam có mật độ dân số cao.
+ Trong từng tỉnh: không đều giữa phía bắc và nam của Tây Ninh, giữa phía đông và tây của Đồng Nai, Bình Phước...
- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: các đô thị có mật độ dân số rất cao, ở nông thôn có mật độ dân số thấp.
- Phân hoá tây bắc - đông nam: Ở Tây Bắc giáp với Tây Nguyên và Campuchia có mật độ thấp hơn nhiều so với ở Tây Nam, giáp với Đồng bằng sông Cửu Long và Biển Đông.
c) Giải thích
- Mật độ dân số cao do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khoáng sản...); kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, thu hút đầu tư...).
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư (vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội) không giống nhau trong vùng cũng như trong từng tỉnh.
+ Phía tây bắc của vùng có vị trí địa lí hạn chế hơn, địa hình cao hơn, sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Phía đông nam có vị trí địa lí thuận lợi hơn, địa hình thấp và bằng phẳng hơn, sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển.
+ Trong mỗi tỉnh: Lấy ví dụ một tỉnh, chẳng hạn Tây Ninh, phía bắc ở xa các trung tâm của vùng, xa trục đường giao thông lớn, địa hình bị chia cắt, nguồn nước hạn chế, chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm...; phía nam gần với trục đường giao thông, gần các đô thị lớn của vùng, công nghiệp phát triển...
- Các đô thị là nơi tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ phát triển cao hơn, mật độ dân số cao. Ở nông thôn chủ yếu phát triển cây công nghiệp trên một diện tích rộng, mật dộ dân số thấp hơn nhiều...
HƯỚNG DẪN
- Các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung chủ yếu ở dọc ven biển (Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, Dung Quất, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang - Tháp Chàm, Phan Thiết).
- Nguyên nhân:
+ Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên: Địa hình tương đối bằng phẳng và có diện tích tương đối rộng, đất đai tốt, khí hậu thuận hòa, nguồn nước dồi dào, có phần hạ lưu và cửa sông rộng, đường bờ biển dài có nhiều vũng, vịnh...
+ Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi: Dân cư tập trung đông, nguồn lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại; kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, giao thông (đường sông và đường biển, đường bộ) thuận lợi với các vùng trong cả nước và cả nước ngoài...