Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh ngoại thương của nước ta phát triển nhanh và có sự phân hóa theo lãnh thổ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).
- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).
- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.
b) Giải thích
- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...
- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).
- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...
- Các vùng khác ít thuận lợi.
- Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
- Các khu vự có mức độ tập trung cao
+ Đồng bằng sông Hông và phụ cận
# Có nhiều trung tâm công nghiệp
# Hà Nội là trung tâm lớn nhất
# Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Đinh
+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
# Có nhiều trung tâm công nghiệp
# Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất
# Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau...
+ Dọc theo duyên hải Miền Trung : Đà Nẵng, Huế, Nha Trang..
- Các khu vực còn lại, hoạt động công nghiệp còn hạn chế
Câu hỏi
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân hoá theo lãnh thổ của ngành thuỷ sản nước ta.
Trả lời
**HƯỚNG DẪN**
a) Nhận xét
- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).
- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).
- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.
b) Giải thích
- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...
- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).
- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...
- Các vùng khác ít thuận lợi.
HƯỚNG DẪN
Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Địa hình đồi gồm bán bình nguyên và đồi trung du. Mỗi vùng địa hình có những đặc điểm khác nhau.
a) Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
- Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).
- Có các khu vực rõ rệt:
+ Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.
+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Cao nhất nước.
- Hướng núi: tây bắc - đông nam.
- Có 3 dải địa hình song song:
+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Khu vực núi núi thấp.
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
- Đặc điểm hình thái:
+ Hẹp ngang; có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
+ Hai đầu nâng cao (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối thấp Quảng Trị); cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
d) Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên
- Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào.
- Trường Sơn Nam
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ; có những đỉnh núi cao trên 2000m như: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bi Doup (2287m, Lang Biang (2167m)... Nối giữa hai khối núi này là vùng núi thấp kéo dài từ Bình Định đến Phú Yên.
+ Hai sườn đối xứng nhau rõ rệt: Phía tây thoải về phía các cao nguyên Tây Nguyên, phía đông dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
+ Hướng núi: Khối núi Kon Tum (hướng tây bắc - đông nam) liền với mạch núi từ Bình Định đến Phú Yên (hướng bắc nam), nối với khối núi cực Nam Trung Bộ (hướng đông bắc - tây nam) tạo thành một vòng cung lưng lồi về phía Biển Đông.
- Cao nguyên
+ Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
+ Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.
e) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ gồm các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.
- Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
HƯỚNG DẪN
- Sự phân hóa đa dạng của sông ngòi nước ta thể hiện rõ rệt ở việc có nhiều hệ thống sông với các đặc điểm khác nhau. Nước ta có chín hệ thống sông lớn (Hồng, Thái Bình, Kì Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai, Mê Công (Cửu Long); còn lại là các hệ thống sông khác ở khu vực Móng Cái, Hạ Long... và Trung Bộ.
- Trong mỗi hệ thống sông, cần trình bày theo dàn ý các đặc điểm: mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích luu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích luu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước.
Tham khảo
- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:
+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.
Tham khảo
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).
HƯỚNG DẪN
a) Tình hình phát triển
- Cơ cấu: đa dạng, chăn nuôi lợn và gia cầm, gia súc ăn cỏ: trâu, bò, ngựa, dê...). Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi có sự thay đổi qua các năm.
- Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp tùng bước tăng khá vững chắc qua các năm.
+ Xu hướng nổi bật: Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
- Hạn chế: Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng chưa cao; dịch bệnh vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng; hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
b) Điều kiện phát triển
- Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: từ hoa mùa lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thuỷ sản, thức ăn chế biến công nghiệp.
- Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghiệp chế biến ngày càng được đầu tư phát triển...
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước với nhu cầu ngày cáng cao về thịt, trứng, sữa... và một phần thị trường ngoài nước).
+ Lao động dồi dào và có kinh nghỉệm.
- Chính sách phát triển, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính.
c) Các ngành chăn nuôi
- Lợn và gia cầm
+ Mục đích nuôi: lấy thịt, sữa, trứng (riêng đối với gia cầm).
+ Số lượng đàn lợn, gia cầm lớn.
+ Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Gia súc
+ Mục đích nuôi: lấy thịt, sữa...
+ Số lượng đàn trâu, bò...
+ Phân bố: (nêu tên vùng và một số tỉnh nuôi nhiều trâu, bò, bò sữa).
HƯỚNG DẪN
− Là nơi có nhiều khả năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt,…
+ Sinh vật: nguồn lợi thủy sản, rạn san hô.
+ Tài nguyên du lịch: phong cảnh đẹp, môi trường biển và khí hậu tốt.
+ Giao thông vận tải biển: nằm kề các đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
+ Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
− Có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ và các biểu đồ khí hậu ở Hà Nội, Đồng Hới, TP. Hồ Chí Minh để có dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam. Nguyên nhân do càng về phía nam, càng ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (ở miền Nam không có gió mùa Đông Bắc) và gần Xích đạo hơn.
- Biên độ nhiệt độ năm giảm dần từ bắc vào nam. Nguyên nhân: về mùa đông: miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ hạ thấp; miền Nam gần Xích đạo hơn và mùa đông không chịu lạnh của gió mùa Đông Bắc. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình của cả nước tương đối đồng nhất.
- Vào mùa hạ: Nhiệt độ trung bình năm cả nước tương đối đồng nhất, cao hơn một ít ở Duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ. Nguyên nhân chủ yếu do tác dộng của gió phơn Tây Nam ở các khu vực này làm cho nền nhiệt độ cao hơn, còn trong phạm vi cả nước, nhiệt độ tăng theo hướng kinh tuyến từ bắc vào nam không lớn.
- Vào mùa đông: Nền nhiệt độ ở miền Bắc hạ thấp, nhất là ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ do chịu tác động mạnh trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, và ở các khu vực núi cao Tây Bắc do ảnh hưởng của độ cao.
- Tháng cực đại nhiệt độ ở Bắc Bộ và Trung Bộ là tháng VII (chế độ nhiệt của các nơi gần chí tuyến Bắc), ở Nam Bộ là tháng IV (chế độ nhiệt của những nơi gần Xích đạo).
- Ở phía bắc, trong năm có một cực đại về nhiệt độ do hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, ở phía nam có hai cực đại về nhiệt độ do hai lần Mật Trời lên thiên đỉnh xa nhau.
HƯỚNG DẪN
- Tình hình phát triển
+ Tổng kim ngạch liên tục tăng.
+ Tăng cả xuất và nhập khẩu, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.
- Phân hóa theo lãnh thổ
+ Theo vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng Và vùng phụ cận có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao, các vùng còn lại thấp hơn.
+ Theo tỉnh: TP. Hồ Chí Minh xuất siêu, Hà Nội nhập siêu, các tỉnh khác có sự phân hóa.