K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

Khúc Thừa Dụ - người đặt nền móng ngoại giao nước Việt

THỨ BẢY, 21/02/2015 09:09:43  

Khúc Thừa Dụ được biết đến là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền ngoại giao Việt Nam...



Khúc Thừa Dụ là người có công mở nền độc lập, tự chủ cho dân tộc ta sau nghìn
năm Bắc thuộc và cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam
 Năm Ất Sửu 905, chớp thời cơ chính quyền trung ương nhà Đường rệu rã, chính quyền đô hộ như rắn mất đầu, Hào trưởng Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ được dân chúng ủng hộ đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Tống Bình (Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ, bắt đầu xây dựng một quốc gia tự chủ, thoát ách đô hộ ngoại bang.

Trong bối cảnh chính quyền còn non trẻ, Khúc Thừa Dụ cho một phái bộ sang thần phục nhà Đường, thực hiện sách lược “nhu chế cương”. Năm Thiên Hựu thứ ba (906), nhà Đường phải chấp nhận sự việc đã rồi, đành công nhận Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ, còn phong thêm cho ông chức Đồng Bình Chương sự (tức là đại thần cực phẩm, cùng ngồi bàn việc quốc quân trọng sự). Sinh thời, giáo sư Trần Quốc Vượng đã bình phẩm rằng, đây là một hành động khôn ngoan của Khúc Thừa Dụ, “cướp chính quyền một cách hòa bình để xây dựng một chính quyền tự chủ trong hoàn cảnh lịch sử ngày xưa”.

Chủ trương hòa hoãn, mềm dẻo của Khúc Thừa Dụ bấy giờ đã tạo điều kiện cho nhân dân Đại Việt và họ Khúc có khả năng giữ vững chủ quyền dân tộc trong 1/4 thế kỷ, tránh nạn binh đao do nhà Đường có thể mưu đồ tái chiếm Đại Việt. Tuy mang danh một chức quan nhà Đường, thực chất Khúc Thừa Dụ đã trở thành người làm chủ đất nước. Ông được lịch sử đánh giá là người mở nền độc lập cho nước Đại Việt. Còn nhân dân tôn vinh là Khúc Tiên chúa, gọi là ông Vua độc lập.

Năm Đinh Mão 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Người con trai là Khúc Hạo kế vị, tiếp tục đường lối ngoại giao với phương Bắc: lấy mềm mỏng, hòa hảo, lấy nhu, trí để thuận cương. Khúc Hạo không xưng vương, xưng đế để tránh gây sự chú ý của phương Bắc. Trong khi đó, ở Trung Hoa các tập đoàn quân phiệt xưng hùng xưng bá, sát phạt lẫn nhau…
Lại nói, từ khi Chu Toàn Trung giết vua Đường Chiêu Tông, lập nên nhà Hậu Lương thì Trung Quốc rơi vào thời kỳ chia cắt và nội chiến kéo dài. Ở miền bắc, xuất hiện 5 triều đại: Hậu Lương (907 - 923), Hậu Đường (923- 935), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán và Hậu Chu, gọi là ngũ đại. Ở phía nam ra đời các nước: Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Tiền Thục, Sở, Hậu Thục, Mân, Kinh Nam, Nam Hán… Đó là thời kỳ “Ngũ đại, thập quốc" (năm đời, mười nước).

Khúc Hạo thay cha đúng vào thời kỳ nhà Hậu Lương vừa thay thế nhà Đường (907). Ông đã khôn khéo cho một phái bộ sang nhà Lương thần phục để giữ yên ổn phương Bắc, tập trung vào sửa sang chính sự nội trị, với mục tiêu cải thiện đời sống dân sinh. Ông đã sai con là Khúc Thừa Mỹ tới Quảng Châu làm “Hoan hảo sứ” (có tài liệu chép là “Khuyến hiếu sứ”) để kết hiếu, thực chất là thăm dò tình hình đối địch…

Cùng với việc cải cách hành chính, kinh tế xã hội, như chia nước ta thành lộ, phủ, châu, giáp, xã, cho sửa lại chế độ điền tô, thuế và lực dịch… Khúc Hạo quan tâm tới quốc phòng, chú ý gìn giữ biên thuỳ. Ông biết lấy tình cảm để thu phục các hào trưởng miền biên viễn và xây dựng lực lượng bảo vệ đô thành, phòng thủ đất nước.
2 tháng 11 2021

Về nội trị, ông lấy khoan dung, giản dị, yên ổn và vui sống của chúng dân làm mục tiêu. Bốn trăm năm sau, nhà Trần phát triển thành chiến lược "Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước".

Sau này các sử gia coi Khúc Hạo “là nhà cải cách đầu tiên của thời quân chủ Việt Nam".

Như đã nói phần trên, ở phía nam Trung Quốc lần lượt ra đời 10 nước, tranh giành, xâu xé lẫn nhau. Trong số đó Nam Hán mạnh hơn cả, đã xâm chiếm cả một vùng rộng lớn để giương oai thanh thế. Nam Hán cắt đứt quan hệ bang giao với Hậu Lương ở phía bắc.

Đầu năm 917, Lưu Cung lên ngôi hoàng đế Nam Hán. Khúc Hạo đã sai con trai Khúc Thừa Mỹ và Ngô Mân mang lễ vật sang mừng để kết tình bang giao. Cuối năm ấy, Khúc Hạo qua đời, người con trai là Khúc Thừa Mỹ nối ngôi, cai quản đất nước.

Biết Lưu Cung tham vọng lớn, có dã tâm tráo trở, Khúc Thừa Mỹ có ý đề phòng, phái tướng lĩnh tâm phúc lên vùng thượng du liên kết với các tù trưởng các dân tộc thiểu số, tổ chức đội quân địa phương giỏi chiến đấu trong rừng núi. Ông cho thành lập các đội quân thám báo, giả làm người lái buôn, thâm nhập vùng quân Nam Hán dò tin tức.

Tháng 10 năm Canh Dần 930, Nam Hán đem quân tiến đánh nước ta. Khúc Thừa Mỹ bị giặc bắt, giải về Quảng Châu.

Chủ trương ngoại giao của họ Khúc từ thế kỷ 10 đã để lại cho đời sau những bài học quý giá trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong kháng chiến chống giặc Minh, thế kỷ 15, Nguyễn Trãi, nhà chính trị quân sự đã dùng ngòi bút viết thư gọi giặc đầu hàng, cùng lưỡi kiếm vung lên đánh đuổi quân xâm lược, kết thúc chiến tranh.

Những năm đầu giành độc lập, nhờ chính sách ngoại giao mềm mỏng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã tranh thủ thời gian, củng cố phát triển lực lượng để kháng chiến trường kỳ chống Pháp thắng lợi…

Nhà sử học Nhật Bản Tatsuro Yamamoto, trong cuốn “Lịch sử mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam - Trung Quốc từ sự trỗi dậy của dòng họ Khúc đến cuộc chiến Pháp - Thanh” (History of international relations between Vietnam and China- Tokyo 1975) đã nhận định: Trải qua các triều đại Khúc, Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê, Tây Sơn..., các danh nhân đối ngoại: Khúc Thừa Dụ, Lê Văn Thịnh, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Nhiệm đã đem tài năng ngoại giao góp phần làm rạng danh đất nước. Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học từng nhiều lần khẳng định: Nếu nói đến người đầu tiên đặt nền móng ngoại giao ở Việt Nam, phải ghi công lao của họ Khúc.
-Tick cho mình nha mình cảm ơn :33
-Arigato <3

20 tháng 4 2016

 

Từ năm 905- 923 hoặc 930. Họ Khúc nắm quyền cai trị nước Việt. Mở đầu Thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Họ Khúc ba đời cha, con, cháu: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ truyền nối chức Tiết độ sứ.

Khúc Thừa Dụ, hào trưởng Chu Diên. Được dân ủng hộ, đã vùng lên. Chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình), tự xưng Tiết độ sứ.

Khúc Thừa Dụ (trị vì 905- 907). Người đặt viên gạch xây nền độc lập dân tộc Việt. Sau gần 1000 năm bị các triều đại Tàu đô hộ.

Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang- Hải Dương). Ông sống khoan hòa, hay thương người, dân mến phục.

Việt sử thông giám cương mục viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ..."

Nắm được quyền trên đất Tĩnh Hải quân. Khúc Thừa Dụ xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của đô hộ nhà Đường. Nhưng thực chất là một chính quyền độc lập. Do người Việt quản lý. Khúc Thừa Dụ khéo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường". Buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông.

Ngày 7- 2- 906. Vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Khúc Thừa Dụ tự phong con trai Khúc Hạo chức "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", chỉ huy quân đội, kế vị Tiết độ sứ.

23 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

a) 

– Xây dựng chính quyền tự, đọc lập với phong kiến phương Bắc

– Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã

– Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc

– Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất

– Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ

b)  tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

23 tháng 4 2022

Tham khảo

– Xây dựng chính quyền tự, đọc lập với phong kiến phương Bắc

– Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã

– Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc

– Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất

– Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ 

Ý nghĩa: Tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

24 tháng 3 2022

A

24 tháng 3 2022

A

25 tháng 4 2023

1/ Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc:

  • Có công lao to lớn trong việc giành được quyền độc lập, tự chủ cho dân tộc, chấm dứt ách thống trị hơn 1000 năm của bọn phong kiến thống trị phương Bắc.
  • Các trận chiến của Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ tạo tiền đề vững chắc cho tướng Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán lần hai, mở đầu nền độc lập cho dân tộc.

2/ Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán vì: 

- Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này

- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:

  • Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục
  • Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm

3/

+ Viết (khoảng 7-10 câu) về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu thích nhất và chia sẻ với bạn: 

Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc, vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự chủ. Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều ngôi trường, con đường được đặt theo tên ông.

Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Tiết độ sứ Giao Châu - Khúc Hạo thực hiện. Ông chính là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử thiết lập được sự quản lý của mình tới tận làng xã, điều mà các triều đại đô hộ phương Bắc không thể làm được. So với chính quyền cũ, cuộc cải cách của Khúc Hạo đã tạo ra cho xã hội Việt Nam thời bấy giờ những điểm mới. Cải cách triển khai trên các mặt về hành chính, thuế, hộ tịch, hộ khẩu, đã đem lại những thay đổi tích cực cho xã hội.  Cụ thể về cơ cấu tổ chức nhà nước Khúc Hạo chia cả nước thành 5 cấp hành chính bao gồm: lộ, phủ, châu, giáp, xã; đổi hương thành giáp. Ở giáp và xã lần đầu tiên được đặt ra chức quan quản lý bao gồm Quản giáp và Phó tri giáp (cấp giáp); Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng (cấp xã), cả nước dưới thời Khúc Hạo có 314 giáp, mỗi giáp gồm khoảng 10 xã. Mục đích của việc phân chia là để quản lý và thực thi các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội do cải cách ban hành. Bên cạnh định lại mức thuế cho công bằng chính quyền Khúc Hạo còn ban hành một số chính sách tích cực như định ra “hộ tịch”, “lập lại hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán”, “Tha bỏ lực dịch”. Những chính sách trên nhằm nắm vững dân số, thấu hiểu dân tình hơn đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống ổn định. Cuộc cải cách đã có tác động tích cực, điều đó được nói vắn tắt trong 4 chữ: “khoan, giản, an, lạc” mà trong sử ta chép rõ là: “Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị. Nhân dân đều được yên vui”.

 

 
8 tháng 12 2021

B.Cỗ vũ tinh thầnđấu tranh chống  ách đô hộ của phong  kiến phương Bắc

26 tháng 8 2016

Grêgo Menđen ( 1822 - 1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp độc đáo của Menđen dc gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai, có nội dùng cơ bản là: 
_ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chũng tương phản, rồi theo dõi sự di chuyển riêng rẻ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. 
_ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu dc, Từ đó rút ra quy luậ di truyền các tính trạng. 
Menđe đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan ( có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt). Ông đã trồng khoảng 37k cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 22 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên 1 vạn cây lai và khoảng 300k hạt. Từ đó , rút ra các quy luật di truyền ( năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học. 
 

26 tháng 8 2016

cảm ơn bạn nhiều nha <3

 

10 tháng 1 2018

Đáp án A

17 tháng 10 2016
Vì Ngô Quyền đã đánh bại mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán. Vào năm 938, từ bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, xây dựng một triều đình mới có nền độc lập hoàn toàn.  Vào năm 944 Ngô Quền mất , đất nước bị chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng đại phương. Sau này Đinh Bộ Lĩnh có công đã liên kết các sứ quân và nhân nhân mà dẹp loạn được 12 xứ quân này, thống nhất lại đất nước.
17 tháng 10 2016

Vì Ngô Quyền đã đánh bại mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán và vào năm 938, Ngô Quyền đã kết thúc 1000 năm thống trị phong kiến phương Bắc. Sau đó khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục gây ra loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã ra tay dẹp loạn. Sau đó đất nước mới hoàn toàn được thống nhất. Nên ta nói Ngô Quyền là người có công dựng nền độc lập tự chủ, còn Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước.

10 tháng 10 2016
Vì:- Ngô Quyền đã đánh bại mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán. Vào năm 938, từ bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, xây dựng một triều đình mới có nền độc lập hoàn toàn.  - Vào năm 944 Ngô Quyền mất , đất nước bị chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng đại phương. Sau này Đinh Bộ Lĩnh có công đã liên kết các sứ quân và nhân nhân mà dẹp loạn được 12 xứ quân này, thống nhất lại đất nước.
10 tháng 10 2016

Mình cảm ơn bạn nhé